12 Th7, 2023

Vị giáo sư ảnh hưởng tôi nhiều nhất

Tưởng nhớ Daniel Fuller (1925 – 2023)
Image
Image

Góc nhìn của Desiring God
Tài liệu Cơ Đốc cho người Việt

Tôi yêu mến Dan Fuller. Tôi vẫn giữ tình cảm này, theo cách người ta dành cho người mình yêu mến đang từ từ vuột khỏi tay mình cho đến khi người đó mất lúc 97 tuổi. Vậy mà vẫn sống. Dan qua đời vào rạng sáng ngày 21 tháng 6 năm 2023.

Ông là vị giáo sư ảnh hưởng tôi nhiều nhất. Đó là sức ảnh hưởng thẩm thấu đến tận xương tủy. Một loại ảnh hưởng làm thay đổi lý trí và cảm xúc. Một loại ảnh hưởng chạm đến mọi thứ, mãi mãi. Cõi đời đời của tôi sẽ khác đi vì cớ Dan Fuller.

Sự cho phép và nghĩa vụ lớn

Ông là giáo sư dạy môn chú giải tại Chủng viện Fuller trong suốt ba năm học của tôi, từ 1968 đến 1971. Tôi đã tham dự các tiết học do ông giảng dạy, bắt đầu từ lớp học môn chú giải bắt buộc đối với sinh viên năm nhất – được gọi là cánh cửa đến thế giới mới, giống như đi từ cái tủ quần áo để vào vương quốc Narnia vậy. Hãy gọi đây là tiếng còi chói tai đánh thức tôi dậy từ giấc ngủ mê của sự thiếu chú ý trong 22 năm. Hãy gọi đây là sự cho phép và nghĩa vụ lớn: chúng ta có thể và phải theo đuổi niềm vui. Hãy gọi đây là một kỹ năng – để rút tỉa huyết mạnh từ các bản văn, bằng một phương pháp gọi là “cung thức”. Hãy gọi đây là tương lai, sự sống.

Có một điều khác đã xảy ra trong lớp học đặc biệt ấy. Một câu nói đã ăn sâu vào sự hiểu biết về bản thân rất yếu ớt của tôi. Tôi đã bước vào chủng viện mà không hề có sự chắc chắn về khả năng của mình. Tôi là một sinh viên hạng B tại Đại học Wheaton. Điều này đã không cho tôi sự tự tin để tốt nghiệp khoa tiến sĩ ở chủng viện.

Một bài tập ở trong lớp chú giải đó là viết ra một tiểu luận về Giải nghĩa Kinh thánh của James Smart. Khi Tiến sĩ Fuller trả lại mấy tờ giấy, chúng tôi đứng xung quanh bàn làm việc của ông. Ông không biết tên tôi. Lớp học rất đông người. Ông nhìn tờ giấy và nói rằng: “John Piper”. Khi tôi lấy tờ giấy từ tay ông, ông nhìn tôi và nói: “Em rất có khả năng”. Một người rất quan trọng vừa dựng lên trong tôi điều này: “Mình có thể làm được”.

Chú giải cho những cái đầu hói

Sau đó là 22 giờ học tự chọn – Kinh Thánh, Kinh Thánh, Kinh Thánh. Không phải “dẫn nhập”. Không phải “tổng quan”. Không phải “khảo sát”. Không phải “nghiên cứu lịch sử”. Mà cắm đầu vào những mệnh đề này, không được dừng lại cho đến khi ngửi thấy mùi hiện thực – tức là không chỉ từ ngữ, không chỉ ý tưởng, mà là hiện thực. Từ lớp này đến lớp khác, từ sách này đến sách khác trong Kinh Thánh, hình thành nên trong đời một thói quen không vừa ý cho đến khi bản văn đầu hàng và tiết lộ hết mọi sự phong phú của nó.

Có một ngoại lệ – một lớp học không tập trung vào Kinh Thánh. Tiến sĩ Fuller đã dán thông báo ngoài phòng làm việc của mình rằng: “Chú giải học cho đầu hói”. Sáu người chúng tôi đã đăng ký.

Chúng tôi gặp nhau tại nhà ông mỗi tuần một lần cho đến khi đầu chúng tôi đau nhức cả lên, khi chúng tôi đọc Fuchs, Ebling, Robinson, Gadamer và Hirsch. “Đọc” như kiểu trong quyển Làm thế nào để đọc một quyển sách của Mortimer Adler. Không nói một lời nào về quyển sách cho đến khi nêu lên quan điểm chính xác của tác giả. Sau đó mới tấn công. Đánh dấu từng sai sót thực sự, từng chi tiết còn thiếu về các sự kiện, từng chi tiết không nhất quán về lý lẽ. Ai có thể tưởng rằng quyển sách đầu tiên được hoàn thành sau đại học đáng lẽ đã học xong ở trường trung học đâu. Fuller biết rõ các sinh viên năm nhất của mình.

Sau đó là lớp tích hợp bắt buộc (khao khát!), rất hay: “Tính thống nhất của Kinh Thánh”. Đây không phải là lớp học cách pha trộn màu nước, làm quen với cọ vẽ, học vẽ đường thẳng, hình dạng và góc độ. Đây là một bức tranh hoàn chỉnh, toàn cảnh. Cố gắng nói ra những điều không thể nói được: “Ấy là sự mắt chưa thấy, tai chưa nghe, và lòng người chưa nghĩ đến, nhưng Đức Chúa Trời đã sắm sẵn điều ấy cho những người yêu mến Ngài”(1 Cô-rinh-tô 2:9).

Đây là mục tiêu mà Đức Chúa Trời đã tạo ra thế giới. Đây là bảy tiêu điểm của thuyết Calvin không hề có tên. Đây là Jonathan Edwards dầm thấm trong Kinh Thánh. “Những tia sáng vinh hiển từ Đức Chúa Trời và thuộc về Đức Chúa Trời, rồi trở về với nguồn cội của chúng. Vậy, tất cả đều thuộc về Đức Chúa Trời, ở trong Đức Chúa Trời, còn Đức Chúa Trời là khởi đầu, môi sinh và mục tiêu của mọi sự này” (Các tác phẩm của Jonathan Edwards, 8: 531). Lớp học cao nhất này là sự kết hợp giữa thần học và thờ phượng. Nhận biết để vui hưởng.

Cầu nguyện, lời hứa và cảnh báo

Một trong những dấu hiệu sớm nhất trong chủng viện cho thấy những thay đổi lớn lao đang xảy ra là lời dạy dỗ đầy ảnh hưởng của Fuller về sự cầu nguyện của chúng tôi. Noël và tôi chỉ mới kết hôn (tháng 12 năm 1968). Ngay lập tức, chúng tôi thực hành cầu nguyện cùng nhau vào mỗi tối (một điều vẫn còn làm đến 55 năm sau). Rồi thật nhiều khám phá xuất hiện:

  1. Mục tiêu của Đức Chúa Trời trong mọi việc Chúa làm là tôn vinh hiển Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời đã phán với chúng tôi cầu nguyện để danh Chúa được tôn thánh. Vậy, chúng tôi đã làm.
  2. Mục tiêu của linh hồn con người trong mọi việc mình làm là được thỏa mãn nhất ở trong Đức Chúa Trời, hơn tất cả mọi sự. Chính Đức Chúa Trời truyền dạy chúng ta phải hầu việc Chúa cách vui mừng (Thi thiên 100:2). Chính Đức Chúa Trời dạy chúng ta cầu nguyện rằng: “Xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhân từ Chúa” (Thi thiên 90:14). Vậy, chúng tôi đã làm.
  3. Mục tiêu của đức tin bền đỗ xảy ra nhờ có sự sợ hãi đúng đắn về sự vô tín. Đây là lời của Đức Chúa Trời: “Các nhánh đó đã bị cắt bởi cớ chẳng tin, và ngươi nhờ đức tin mà còn; chớ kiêu ngạo, hãy sợ hãi” (Rô-ma 11:20). Vậy, chúng tôi đã cầu xin Chúa giúp chúng tôi biết sợ sự vô tín.

Tiến sĩ Fuller đã dạy dỗ những hiện thực này. Ông chỉ ra những điều này ở trong các bản văn Kinh Thánh. Hãy nhìn vào những từ này, những cụm từ này, những mệnh đề này, những lập luận này. Sau đó, ông nhìn vào chúng tôi, bằng tất cả sự nghiêm túc và tình cảm, nói rằng: “Chúng ta sẽ xuống địa ngục nếu phớt lờ những điều này”. Tất cả vinh hiển, tất cả lời hứa, tất cả cảnh báo đều được viết ra để giúp chúng ta đánh trận đức tin. Chúng được viết ra để ngăn chặn sự thoái lui trong đức tin. Chúng được viết ra để dẫn chúng ta về nhà. Chúng ta sẽ là những kẻ tự sát khi phớt lờ những lời hứa và cảnh báo của Kinh Thánh.

Sau khi lớp học kết thúc

Chính sự cấp bách của các lớp học đã làm cho chúng trở nên có trọng lượng. Những kỹ năng, chân lý, hiện thực đều được nhen nhóm. Nhưng ngọn lửa là sự cấp bách – một sự nghiêm túc tàn nhẫn. Không hề có kiểu chơi đùa trong học thuật. Đây là vấn đề của sự sống và cái chết. Nếu chúng ta không cảm biết điều này, thì chúng ta không nên bước vào chức vụ. Bởi vì chức vụ thực sự là một mùi thơm từ sự chết đến sự chết và sự sống đến sự sống (2 Cô-rinh-tô 2:15-16).

Ông đã yêu thương chúng tôi. Tôi cảm thấy điều đó ở trong lớp. Thậm chí, tôi cảm thấy điều này sau khi lớp học kết thúc. Đó là những thời khắc tuyệt vời nhất. Lớp nghiên cứu sách Ga-la-ti kéo dài hai giờ đã kết thúc. Bốn hoặc năm người trong số chúng tôi không hề di chuyển. Những người khác rời khỏi phòng. Dan ngồi xuống, rồi trong vòng một giờ đồng hồ, ông giải đáp những thắc mắc của chúng tôi. Thời gian ấy thật tuyệt vời không phải vì ông giải đáp hết các thắc mắc, mà ông cũng sốt sắng như chúng tôi đưa ra những câu hỏi đúng và cùng nhau tìm ra ý nghĩa thực sự của bản văn. Ông rất mở lòng. Ông thực sự rất thích học hỏi thêm qua việc tương tác với chúng tôi. Đây là điều làm tân sinh viên cảm thấy rất hào hứng.

Không phải ai cũng yêu Dan Fuller như tình cảm mà một số người trong chúng tôi dành cho ông. Rất ít sinh viên trong lớp chủ giải đầu tiên ngồi ở phía sau, đảo mắt trước giọng nói lắp bắp và cam kết triệt để của ông vào cách lý luận. Có lần một người trong số họ phàn nàn lớn tiếng trong lớp rằng Fuller quá lý trí. Câu trả lời của Dan đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Ông nói rằng:

Tại sao chúng ta không thể giống như Jonathan Edwards, là người có thể viết một luận án đã thách thức những cái đầu triết học nhất, rồi sau đó đi sâu vào từng đoạn làm ấm lòng bà cụ của chúng ta?

Lúc đó tôi hầu như không biết gì về Jonathan Edwards. Nhưng chính câu nói ấy đã khiến tôi chạy đến thư viện để tìm cho ra tài liệu pha trộn lý trí và cảm xúc rất đặc trưng ấy. Cho đến ngày 21 tháng 6 năm 2023, tôi có thể nói rằng Edwards đã khuất là nhà thần học ảnh hưởng tôi nhiều nhất.

Tính lôgíc vĩ đại của thiên quốc

Bây giờ cuộc chiến đã kết thúc. Đó là một trận chiến tốt lành. Trong nhiều thập kỷ qua, ông đã dạy và chỉ cho chúng ta biết phải chiến đấu thế nào. Gần cuối đời, khi người bề ngoài hư nát, thì những người khác chiến đấu thay cho ông, nói lại vào đôi tai gần như bị điếc của ông những lời hứa của Đức Chúa Trời. Những lời hứa quý báu của Đức Chúa Trời. “Ngài đã không tiếc chính Con mình, nhưng vì chúng ta hết thảy mà phó Con ấy cho, thì Ngài há chẳng cũng sẽ ban mọi sự luôn với Con ấy cho chúng ta sao?” (Rô-ma 8:32). Đây là lý do tuyệt vời tại sao Daniel Fuller yêu thích tính lô-gíc. Đây là tính lô-gíc vĩ đại của thiên quốc. Đây là một pháo đài vinh hiển nhất.

Vì Đức Chúa Trời đã làm điều khó nhất – ban Con của Ngài – chắc chắn Chúa sẽ làm điều dễ dàng hơn – ban cho chúng ta tất cả mọi sự. Mọi sự tốt lành dành cho chúng ta. Ân điển nâng đỡ đức tin trong vòng 97 năm qua và bây giờ được đối mặt với Con Đức Chúa Trời.

Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.

Chia sẻ với mọi người . . .