Vào tháng 3, vợ yêu dấu của tôi là Nanci đã chịu thua trước cuộc chiến kéo dài bốn năm với căn bệnh ung thư. Sau 54 năm dài ăn ở với nàng, tôi biết Nanci là người kính mến Chúa Jêsus. Nhưng cũng vì vinh dự được nhìn thấy tận mắt, mà tôi đã chứng kiến một sự thay đổi tuyệt vời — và siêu nhiên — trong bốn năm qua.
Vào năm 2019, Nanci đã viết cho một người bạn cũng đang chiến đấu với căn bệnh ung thư:
Cuộc chiến với căn bệnh ung thư rất gian nan. Tuy nhiên, thời gian của tôi với Đấng Thượng Cổ (một dang xưng của Đức Chúa Trời mà tôi rất thích) không thể nào quên được! Chúa đã gặp gỡ tôi bằng nhiều cách mà chính tôi cũng không tin nổi. Tôi đã nếm trải được quyền tể trị, lòng thương xót và tình yêu bền vững của Ngài thật rõ rệt. Giờ đây, tôi tin cậy Ngài hơn bao giờ hết.
Tôi đã thấy Nanci suy gẫm Kinh Thánh mỗi ngày, đọc các sách hay về Đức Chúa Trời và viết nhật ký — viết ra các câu Kinh Thánh, những trích dẫn mạnh mẽ từ Spurgeon và nhiều người khác nữa, và những suy gẫm cá nhân. Một buổi sáng nọ không thể quên được, sau khi suy gẫm Thi thiên 119:91 chép rằng: “vì muôn vật đều là đầy tớ của Ngài”, thì nàng đã chia sẻ với tôi những điều mới viết rằng:
Căn bệnh ung thư của tôi là đầy tớ của Đức Chúa Trời cho đời sống tôi. Chúa đang dùng nó để bày tỏ cho tôi bằng nhiều cách và còn nhiều cách khác nữa mà tôi chưa biết. Tôi có thể nhẹ nhỏm biết rằng bệnh ung thư của tôi đang ở dưới sự tể trị của một Đức Chúa Trời là Đấng tốt lành và hay làm lành.
Tan vỡ và cảm tạ
Chín tháng sau, theo yêu cầu của Nanci và cũng rất vội vã, mấy đứa con gái của chúng tôi và gia đình của chúng được nghe mấy lời đầy yêu thương cuối cùng của nàng dành cho chúng tôi và lòng tin cậy không rúng động của nàng nơi Đức Vua tối cao.
Một trong các cháu trai của chúng tôi ngồi bên cạnh nàng, lắng nghe nàng cố gắng mở lời và lắng nghe tôi đọc những điều mạnh mẽ trong quyển nhật ký của nàng, thì nói rằng: “Ông bà ơi, nếu ông bà tin cậy Đức Chúa Trời đến như vậy, thì cháu biết mình có thể tin cậy Chúa cho dù chuyện gì xảy ra đi nữa”. Một đứa cháu trai khác nói với nàng rằng: “Cháu sẽ không bao giờ quên điều bà nói ngày hôm nay”.
Đúng một tuần sau, tôi nắm tay nàng và chứng kiến nàng trút hơi thở cuối cùng trong thế gian đã bị rủa sả này.
Mỗi ngày trong suốt bốn năm qua, tôi đã thấy công tác làm nên tháng và vui vẻ của Đức Chúa Trời qua người vợ của tôi: “Chúng ta cũng vui mừng trong gian khổ nữa, vì biết rằng gian khổ sinh ra kiên nhẫn, kiên nhẫn sinh ra nghị lực, nghị lực sinh ra hy vọng . . . vì tình thương của Đức Chúa Trời tuôn đổ vào lòng chúng ta bởi Đức Thánh Linh” (Rô-ma 5:3-5).
Nanci và tôi — cùng hàng ngàn người khắp thế giới — đã xin Chúa chữa lành cho nàng. Câu trả lời cuối cùng của Đức Chúa Trời là giải cứu nàng khỏi đau khổ và đem nàng vào trong sự hiện diện của Ngài “là điều tốt hơn” (Phi-líp 1:23). Qua những khó khăn của nàng, Chúa đã nhận được sự vinh hiển xứng đáng của Ngài đến nỗi không chỉ khổ sở kia không thể sánh bằng (2 Cô-rinh-tô 4:17). Nàng đã ngợi khen Chúa Jêsus vì sự chịu khổ này, còn tôi sẽ mãi mãi làm như vậy mặc dù tôi nhớ nàng da diết (2 Cô-rinh-tô 4:17).
Tại sao Chúa làm việc Ngài đang làm
Khi mục vụ của chúng tôi đăng những bài viết của Nanci tựa đề là “Ung thư là đầy tớ của Đức Chúa Trời sao”, thì có người phản ứng rằng: “CÁI GÌ? Chúa KHÔNG ban cho mọi người bệnh ung thư. Chúa Jêsus gánh lấy bệnh tật và đau khổ của chúng ta trên thật tự giá rồi”.
“Mọi việc Đức Chúa Trời làm đều xuất phát từ sự khôn ngoan của Ngài và để phục vụ cho sự thánh khiết và tình yêu thương của Ngài”.
Người đã đọc bài viết ấy không hề đơn độc trong việc kéo Đức Chúa Trời ra xa sự chịu khổ. Nhưng nói bệnh tật chủ yếu đến từ quỷ Sa-tan và sự sa ngã, không đến từ Đức Chúa Trời, thì chúng ta đang đánh mất mối liên hệ giữa những ý định sâu xa của Đức Chúa Trời và sự chịu khổ của chúng ta. Đức Chúa Trời là Đấng tể trị. Ngài không hề cho phép hoặc dùng điều ác một cách tùy tiện; mọi việc Chúa làm đều xuất phát từ sự khôn ngoan của Ngài và để phục vụ cho sự thánh khiết và tình yêu thương của Ngài.
Joni Eareckson Tada thường chia sẻ những lời lẽ từ bạn của bà là Steve Estes rằng: “Đức Chúa Trời cho phép những điều Ngài ghét hoàn thành những điều Ngài yêu”. Khi nói Đức Chúa Trời “đang cho phép” một điều gì đó dường như là cách nói mạnh mẽ hơn chúng ta tưởng. Sau cùng, Chúa cho phép điều gì thì nó sẽ xảy ra, Ngài nghiêm cấm điều gì thì nó chẳng xảy ra đâu.
Trong chương cuối cùng của sách Gióp, Đức Chúa Trời cho biết rằng gia đình và bạn bè của Gióp “chia buồn và an ủi người về các tai họa mà Đức Giê-hô-va đã khiến giáng trên người” (Gióp 42:11). Trước giả đã nói với chúng ta từ đầu rằng những hoạn nạn của Gióp là ý đồ và hành động của quỷ Sa-tan. Tuy nhiên, có mấy lời cho thấy những hành động của quỷ Sa-tan, được Đấng tối cao gián tiếp cho phép, là việc làm của chính Đức Chúa Trời. Nhiều người cảm thấy lẽ thật này rất đáng lo ngại, nhưng nếu hiểu đúng thì lẽ thật này phải là sự yên ủi. Điều đáng lo ngại nhất là khái niệm cho rằng Đức Chúa Trời thụ động đứng nhìn quỷ Satan, kẻ ác, bệnh tật và tai họa tình cờ phá hoại cuộc sống của con cái yêu dấu của Ngài.
Charles Spurgeon đã chịu khổ tột cùng vì chứng trầm cảm, bệnh gút, bệnh thấp khớp, viêm dây thần kinh và viêm thận. Tuy nhiên, ông đã nói rằng: “Tôi mà nghĩ hoạn nạn không do Đức Chúa Trời ban cho thì đó là một cố gắng rất đáng nể . . . nói vậy có nghĩa là những thử thách ấy không bởi ý Ngài, cũng không bởi Ngài tính toán trước về tính trầm trọng và số lượng của chúng sao”.
Lòng thương xót hơn sự gian khổ
Nanci và tôi đã có nhiều lần thoáng thấy ý định tể trị của Đức Chúa Trời suốt những năm tháng trước khi nàng được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Chúng tôi đã thấy chính mình tôi trở thành một bệnh nhân bị tiểu đường phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc Insulin 35 năm về trước là kế hoạch của Đức Chúa Trời để gia tăng sự lệ thuộc của tôi vào Ngài. Chúng tôi còn thấy, 30 năm về trước, một phòng khám phá thai khởi kiện đòi 8,2 triệu đô-la là cách Chúa chuyển tôi từ việc chăn dắt một Hội thánh mà chúng tôi rất yêu mến sang một chức vụ khác để vươn xa hơn những gì chúng tôi có thể tưởng tượng.
Bàn tay của Đức Chúa Trời không bị trói buộc bởi căn bệnh tiểu đường mức độ 1 do di truyền (hậu quả của sự rủa sả), hoặc bởi sự trả thù của những kẻ giết trẻ em (hậu quả tội lỗi của loài người và mưu lược của ma quỷ). Chúa không chỉ đơn thuần “tận dụng tối đa các tình huống xấu”. Chúa đã dùng những tình huống xấu vì sự vinh hiển của Ngài và lợi ích cao nhất của chúng ta. Ân điển tể trị của Ngài trổi cao hơn mọi hoạn nạn của chúng ta.
Nếu điều này không đúng, thì người nào đối mặt với bệnh nan y sẽ phải tin rằng họ đã gặp xui xẻo, còn Đức Chúa Trời hoặc là không có quyền năng hoặc không yêu thương như Ngài đã phán. Cha mẹ đã mất một đứa trẻ sẽ phải tin rằng cái chết là một tai nạn vô nghĩa, điều này sẽ không xảy ra nếu như đứa trẻ không xuất hiện vào thời điểm đó, hoặc nếu người đàn ông nào đó không lái xe trong tình trạng say rượu, hoặc nếu hàng ngàn hoàn cảnh nào đó đã xảy ra khác đi.
Giá như và chẳng hạn như điều gì đó đang cai trị cuộc sống của chúng ta và làm cho chúng ta phát điên lên thật nhiều làm sao. Thay vào đó, những ý định cao cả của Đức Chúa Trời – ngay cả khi tất cả đều là vô hình ở trong các sự kiện đau khổ và bi thảm của chúng ta – luôn quả quyết về sự vĩ đại của Ngài. Đây không phải là thuyết định mệnh. Mà là tin cậy vào đặc tánh và những lời hứa của Đức Chúa Trời thành tín, sáng suốt của chúng ta.
Bạn tôi là David O’Brien đã nói với tôi, bằng giọng địu lắp bắp và gắng gượng của mình, rằng Đức Chúa Trời đã dùng chứng bại não để khiến ông lệ thuộc vào Đấng Christ càng hơn. Ông ta có khá hơn không? Ông đã sống với lòng tin quyết rằng 81 năm đau khổ không phải là sự tình cờ ở trong vũ trụ này hay là sự thắng thế của bọn quỷ quái nào đó, mà ấy là lòng thương xót mãnh liệt từ bàn tay tốt lành của Đức Chúa Trời toàn năng.
Những lý do ngoài tầm nhìn của chúng ta
Bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Nanci đã tập trung sự chú ý của nàng vào các đặc tánh của Ngài. Chỉ 8 tháng trong quá trình điều trị ung thư, nàng viết rằng:
Tôi sẽ không đánh đổi trải nghiệm với căn bệnh ung thư này để quay lại với tôi của ngày xưa đâu. Những tháng ngày qua Đức Chúa Trời đã dùng để khiến tôi hiểu biết và kinh nghiệm càng hơn về sự tể trị, sự khôn ngoan, tình yêu bền vững, lòng thương xót, ân điển, sự thành tín, sự toàn tại, sự đáng tin cậy và sự toàn năng của Ngài.
Thi thiên 119:71 chép rằng: “Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, hầu cho học theo luật lệ của Chúa”. Nếu sự hoạn nạn có ích cho trước giả Thi thiên đến như vậy, thì không cho phép hoạn nạn xảy ra có nghĩa là không ban cho điều tốt lành. Cả vũ trụ này trước hết đang nói lên ý định, kế hoạch và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Chúa thấy những ý định và kế hoạch đời đời, Ngài biết điều tốt lành ở cuối cùng mà chúng ta không thấy được.
Đức Chúa Trời tể trị đã thêu dệt hàng triệu chi tiết vào cuộc đời của chúng ta. Chúa có thể đưa ra một lý do lớn, hoặc hàng ngàn lý do nhỏ li ti, để cho phép một người hoặc thành công hoặc thất bại hoặc bệnh tật hoặc tai nạn vào trong cuộc sống của chúng ta. Những lý do của Ngài thường nằm ngoài tầm nhìn hiện tại của chúng ta. Nếu Đức Chúa Trời dùng bệnh ung thư hoặc tai nạn xe hơi để biến hóa chúng ta trở nên giống Ngài, thì bất kỳ thế lực nào từ loài người, ma quỷ hoặc thiên nhiên có can thiệp vào đi nữa, thì Ngài vẫn sẽ được vinh hiển.
“Đức Chúa Trời đang hành động ở đằng sau mọi sự kiện, một ngày nào đó chúng ta sẽ hiểu được những ý định ẩn giấu đằng sau nỗi đau khổ của chúng ta”.
“Ngài là Đức Chúa Trời lớn, là Đấng toàn năng, danh Ngài là Đức Giê-hô-va vạn quân. Mưu mô Ngài lớn lao, và công việc thì có phép tắc” (Giê-rê-mi 32:18–19). Đức Chúa Trời đang hành động ở đằng sau mọi sự kiện, một ngày nào đó chúng ta sẽ hiểu được những ý định ẩn giấu đằng sau nỗi đau khổ của chúng ta.
Bạn có thấy những gì nàng đã thấy chăng?
Không nghi ngờ gì nữa, tôi đã thấy rõ ngay cả khi nước mắt tuôn tràn, bệnh ung thư đã phục vụ cho ý định của Đức Chúa Trời ở trong đời sống của Nanci. Tôi đã phát biểu tại lễ tang của nàng rằng: “Điều đáng chú ý nhất về Nanci suốt những năm bị ung thư là góc nhìn to lớn của nàng về Đức Chúa Trời, nàng đã tiếp nhận điều này từ Kinh Thánh và những quyển sách tuyệt vời. Nàng càng suy gẫm về tình yêu, ân điển và quyền tể trị của Đức Chúa Trời, thì lòng tin cậy Chúa của nàng càng nhiều hơn”.
Vì thế, tôi đã nói với gia đình, bạn bè và tín hữu Hội thánh của chúng tôi – nhiều người cũng đang đối diện với những hoạn nạn của họ – rằng đây là điều tôi cảm biết Đức Chúa Trời đang muốn phán cùng mình: “Tôi phải có góc nhìn về Đức Chúa Trời là Đấng vĩ đại, đẹp đẽ và có thể biến đổi mọi sự”. Vậy thì, tại sao không dành phần còn lại của cuộc đời để theo đuổi điều đó?”