22 Th3, 2023

Phúc Âm bắt đầu: Chức vụ của Giăng Báp-tít

Mác 1:1–8
Image
Image

Góc nhìn của Tiên Phong
Tài liệu Cơ Đốc cho người Việt

Phúc Âm Mác khác với ba Phúc Âm còn lại ở một vài khía cạnh. Sách Phúc Âm này không cho chúng ta biết gì về sự giáng sinh và thời thơ ấu của Đức Chúa Jêsus Christ. Sách Phúc Âm này tương đối rất ít lời lẽ và bài giảng của Chúa. Trong tất cả bốn câu chuyện lịch sử về chức vụ trên đất của Chúa chúng ta, thì đây là câu chuyện ngắn nhất.

Nhưng chúng ta không được để cho những đặc thù này khiến mình đánh giá thấp Phúc Âm Mác. Đó là sách Phúc Âm đặc biệt đầy dẫy những dữ kiện quý giá về Đức Chúa Jêsus, được thuật lại bằng một cách đơn giản, ngắn gọn và súc tích. Nếu Kinh Thánh cho chúng ta biết vài lời của Chúa, thì Kinh Thánh thuật lại rất nhiều việc làm của Ngài. Sách này thường chứa các chi tiết lịch sử ngắn gọn mà hoàn toàn bị bỏ qua trong các Phúc Âm khác là Ma-thi-ơ, Lu-ca và Giăng. Tóm lại, quyển sách này không phải là bản tóm tắt của Phúc Âm Ma-thi-ơ, như một số người đã vội vàng khẳng định, mà là câu chuyện độc lập của một chứng nhân độc lập, người này đã được soi dẫn để ký thuật lại công tác của Chúa thay vì lời của Ngài. Chúng ta hãy đọc sách này bằng tấm lòng tôn kính. Giống như tất cả các sách còn lại trong Kinh Thánh, mọi lời của Mác đều được Đức Chúa Trời soi dẫn và đều có ích.

Thân vị cao trọng của Đấng Christ

Chúng ta hãy quan sát trong mấy câu Kinh Thánh này lời tuyên bố đầy đủ về thân vị cao trọng của Đức Chúa Jêsus Christ. Câu đầu tiên nói về Ngài là Con Đức Chúa Trời.

Những lời này, Con Đức Chúa Trời, truyền đạt cho tâm trí người Do Thái nhiều hơn là cho tâm trí của chúng ta. Mấy câu này chẳng có gì khác hơn là một lời khẳng định về thần tánh của Chúa chúng ta. Lời tuyên bố ấy nói rằng chính Chúa Jêsus là Đức Chúa Trời và bình đẳng với Đức Chúa Trời (Giăng 5:18).

Có một sự thích hợp tuyệt vời khi đặt chân lý này ngay từ đầu sách Phúc Âm. Thần tánh của Đấng Christ chính là thành lũy và sự trường tồn của Cơ Đốc giáo. Đây là giá trị vô hạn của sự hy sinh chuộc tội mà Chúa đã gánh chịu trên thập tự giá. Đây là công trạng đặc biệt mà Chúa đã chịu chết thay cho tội nhân. Sự chết đó không phải là sự chết của một người bình thường như chúng ta, nhưng của một Đấng cao trọng, là Đức Chúa Trời đời đời (Rô-ma 9:5). Chúng ta không cần phải ngạc nhiên về sự chịu khổ của một người đã đủ xóa sạch tội lỗi của thế gian khi biết rằng Đấng đã chịu khổ là Con Đức Chúa Trời.

Người nào tin Chúa hãy giữ chặt giáo lý này bằng sự tỉnh thức. Khi làm vậy, họ sẽ đứng trên một hòn đá. Bằng không, họ không có gì vững chắc dưới chân mình. Lòng chúng ta yếu đuối. Tội lỗi của chúng ta nhiều thay. Chúng ta cần một Cứu Chúa có thể cứu rỗi đến cùng và giải cứu chúng ta khỏi cơn thịnh nộ ngày sau. Chúng ta có một Cứu Chúa là Đức Chúa Jêsus Christ. Chúa là Đức Chúa Trời Toàn Năng (Ê-sai 9:6).

Phần đầu của Phúc Âm làm ứng nghiệm Kinh Thánh

Thứ hai, chúng ta hãy quan sát phần khởi đầu của Phúc Âm đã ứng nghiệm của Kinh Thánh như thế nào. Giăng Báp-tít bắt đầu chức vụ của mình như tiên tri Ê-sai đã viết.

Mọi sự đã được tiên báo và sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ không phải là sự bất ngờ. Ngay từ đầu sách Sáng thế ký, chúng ta đã thấy Lời Chúa tiên báo rằng dòng dõi ngươi và dòng dõi người nữ, người sẽ giày đạp đầu mày (Sáng thế ký 3:15). Trong suốt Cựu Ước, chúng ta thấy cùng một sự kiện được tiên báo càng lúc càng rõ ràng hơn. Đó là một lời hứa được nhắc lại cho các trưởng tộc và được các tiên tri nói đi nói lại rằng một ngày nào đó Đấng giải cứu và Đấng cứu chuộc sẽ đến. Sự giáng sinh, đặc tính, sự sống, sự chết, sự sống lại và sự tiền định của Ngài đều đã được tiên báo từ lâu trước khi Chúa đến. Sự cứu chuộc đã được thực hiện và hoàn thành từng bước một như đã được viết ra.

Chúng ta nên đọc Cựu Ước với một khao khát được tìm thấy những chi tiết về Đức Chúa Jêsus Christ. Chúng ta sẽ không được ích lợi gì mấy nếu nghiên cứu khúc Kinh Thánh đó mà chẳng thấy gì khác ngoài Môi-se, Đa-vít, Sa-mu-ên và các tiên tri. Chúng ta hãy nghiên cứu các sách trong Cựu Ước kỹ hơn. Kinh Thánh nói lời Chúa phán sẽ không qua đi: “Ấy là Kinh thánh làm chứng về ta vậy” (Giăng 5:39).

Những ảnh hưởng từ chức vụ của Giăng Báp-tít đối với người Do Thái

Thứ ba, chúng ta hãy quan sát những ảnh hưởng to lớn mà chức vụ của Giăng Báp-tít đã tạo ra trong một thời gian đối với quốc gia Do Thái. Kinh Thánh cho biết rằng cả xứ Giu-đê và dân chúng từ thành Giê-ru-sa-lem đều đến cùng Ngài; họ đều được Chúa làm phép báp-tem tại sông Giô-đanh.

Dữ kiện được ký thuật lại ở đây rất thường bị bỏ qua. Chúng ta có khuynh hướng không nhìn thấy kẻ đã đi trước mặt Chúa và chẳng thấy gì khác ngoài chính Chúa. Chúng ta quên đi sao mai trong ánh sáng rực rỡ của mặt trời. Tuy nhiên, rõ ràng là sự giảng dạy của Giăng đã thu hút sự chú ý của cả quốc gia Do Thái và tạo ra sự nhộn nhịp khắp xứ Palestine. Sự kiện ấy đã đánh thức dân tộc khỏi giấc ngủ và chuẩn bị cho chức vụ của Chúa chúng ta khi Ngài xuất hiện. Chính Đức Chúa Jêsus phán rằng: “Giăng là đuốc đã thắp và sáng, các ngươi bằng lòng vui tạm nơi ánh sáng của người” (Giăng 5:35).

Chúng ta phải nhìn thấy ở chỗ này không hề phụ thuộc vào cái gọi là “nổi tiếng”. Nếu có người từng là mục sư nổi tiếng trong một thời kỳ, thì Giăng Báp-tít là người đó. Tuy nhiên, trong số đám đông đã đến chịu lễ báp-tem và nghe ông giảng, thì sợ là có rất ít người đã được cải đạo! Một số người, chúng ta có thể hy vọng, giống như Anh-rê, đã được Giăng hướng dẫn đến cùng Đấng Christ. Nhưng khả năng là đại đa số đã chết trong tội lỗi của họ. Chúng ta hãy nhớ điều này, bất cứ khi nào nhìn thấy một Hội thánh đông đúc. Chắc chắn một Hội thánh lớn là khung cảnh khiến chúng ta cảm thấy hài lòng. Nhưng ý nghĩ nên thường xuyên xuất hiện trong tâm trí của chúng ta là: Có bao nhiêu người trong hội chúng sẽ vào thiên đàng? Lắng nghe và ngưỡng mộ những truyền đạo nổi tiếng là chưa đủ. Bằng chứng của sự cải đạo không phải là thờ phượng chung với một đám đông. Chúng ta hãy cẩn thận nghe tiếng của Đấng Christ và đi theo Ngài.

Lời dạy dỗ rõ ràng của Giăng Báp-tít

Cuối cùng, chúng ta hãy quan sát giáo lý rõ ràng chính là đặc điểm từ công tác giảng dạy của Giăng Báp-tít. Ông tôn cao Đấng Christ – “Có Đấng quyền phép hơn ta đến sau ta” Ông nói rõ ràng về Đức Thánh Linh – “Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh”.

Những chân lý này chưa bao giờ được một người bình thường tuyên bố cách rõ ràng như vậy bao giờ. Những lẽ thật quan trọng hơn các chân lý này không được tìm thấy trong toàn bộ hệ thống Cơ Đốc giáo ngày nay. Công việc chính của người rao truyền Phúc Âm cách trung tín là đặt Đức Chúa Jêsus ở trước mặt dân sự của Ngài một cách trọn vẹn và bày tỏ cho họ biết sự trọn vẹn và quyền năng cứu rỗi của Ngài. Công tác vĩ đại tiếp theo mà ông phải làm là đặt trước mặt họ công tác của Đức Thánh Linh, nhu cầu phải được tái sinh và được làm báp-tem bằng ân điển của Ngài. Hai chân lý mạnh mẽ này dường như lúc nào cũng xuất hiện trên môi miệng của Giăng Báp-tít. Hội thánh và thế gian sẽ tốt hơn nếu có nhiều người hầu việc Chúa như ông.

Chúng ta hãy tự tra xét mình khi chuẩn bị đóng Kinh Thánh lại rằng: Chúng ta đã kinh nghiệm những chân lý mà Giăng đã rao giảng như thế nào? Chúng ta nghĩ gì về Đấng Christ? Chúng ta có cảm biết được rằng mình cần Chúa và chạy đến cùng Ngài để được bình an không? Chúa có phải là vua cai trị lòng và mọi sự ở trong tâm hồn của chúng ta không? Chúng ta nghĩ gì về Đức Thánh Linh? Chúa có làm công tác cứu rỗi ở trong lòng của chúng ta không? Chúa có đổi mới và thay đổi họ không? Chúa có cho chúng ta được dự phần vào bản tánh thiêng liêng không? Sự sống hay sự chết phụ thuộc vào cách chúng ta trả lời những câu hỏi này. nếu ai không có Thánh Linh của Đấng Christ, thì người ấy chẳng thuộc về Ngài (Rô-ma 8:9).

Tiên Phong chuyển ngữ và xuất bản tài liệu Cơ Đốc để rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời vì sự vui mừng của người Việt, đặc biệt là qua sự chịu khổ, trong Đức Chúa Jêsus Christ.

Chia sẻ với mọi người . . .