Vào đêm giao thừa năm 1936, tại một bệnh viện Công giáo La Mã ở Bismarck, Bắc Dakota, J. Gresham Machen chỉ còn một ngày nữa là qua đời khi được 55 tuổi. Đó là kỳ nghỉ Giáng sinh tại Chủng viện Westminster ở Philadelphia, nơi ông dạy Tân Ước. Các đồng nghiệp đã nói rằng ông có vẻ “rất mệt mỏi” vào cuối học kỳ. Nhưng thay vì nghỉ ngơi, ông đã đi tàu từ Philadelphia đến khu vực -20 độ C của Bắc Dakota để rao giảng cho một vài Hội thánh Trưởng lão theo lời mời của mục sư Samuel Allen.
Ông bị viêm phổi và khó thở. Mục sư Allen đến cầu nguyện cho ông vào ngày cuối cùng của năm 1936, và Machen nói với ông về một khải tượng mà ông đã thấy mình ở trong thiên quốc. “Sam ơi, nghe thật là vinh hiển làm sao. Thật vinh hiển làm sao”, ông nói. Một lát sau, ông nói thêm rằng: “Sam ơi, chẳng phải đức tin Cải Chánh là vĩ đại sao?”
Chỉ có một hy vọng, nhưng hy vọng đó là chắc chắn. Đức Chúa Trời không bao giờ lìa bỏ Hội thánh của Ngài; lời Chúa hứa là thành tín.
Ngày hôm sau — vào đúng ngày đầu năm mới 1937 — ông tập trung sức lực để gửi một bức điện tín cho John Murray, một người bạn và đồng nghiệp của ông tại Westminster. Đó là mấy lời cuối cùng của ông: “Tôi rất biết ơn vì sự chủ động vâng phục của Đấng Christ. Không có điều đó thì chẳng có sự trông cậy nào cả”. Ông mất vào lúc 7:30 tối hôm đó.
Không vâng lời Trưởng lão
Machen đã bị khai trừ khi đang thực hiện một công tác tuyệt vời – đó là thành lập Chủng viện Westminster và Giáo hội Trưởng lão Chính thống. Ông đã không có ý định thành lập một chủng viện hoặc mở Hội thánh mới. Nhưng với con người của ông và những gì ông đại diện cùng những gì đang xảy ra tại Princeton, là nơi ông đã giảng dạy suốt 23 năm, và trong Giáo hội Trưởng lão ở Hoa Kỳ, đó là điều hiển nhiên phải xảy ra.
Chủng viện Westminster được bảy tuổi khi Machen qua đời. Giáo hội Trưởng lão Chính thống đã được sáu tháng tuổi. Cơ hội để thành lập một Hội thánh Trưởng lão mới chống lại Hội thánh Trưởng lão lớn ở Hoa Kỳ là vào ngày 29 tháng 3 năm 1935, Hội thánh Trưởng lão của Machen ở Trenton, New Jersey, đã phát hiện ông phạm tội không nghe lời những người nắm quyền của Hội thánh và đã cách chức mục sư của ông.
Lý do cho việc không nghe lời là vì Machen đã thành lập một uỷ ban truyền giáo hải ngoại riêng vào tháng 6 năm 1933 để phản đối thực trạng của Hội đồng Trưởng lão Truyền giáo Hải ngoại đã tán thành một báo cáo của hội chúng (gọi là Tái tư tưởng Công tác Truyền giáo) mà Machen nói là “từ đầu đến cuối đều có ý tấn công vào niềm tin Cơ Đốc thuần túy” (J. Gresham Machen: Hồi kỳ, trang 475).
Ông chỉ ra rằng hội đồng đã hỗ trợ các giáo sĩ như Pearl Buck ở Trung Hoa, là người có thái độ lảng tránh, không cam kết với chân lý Cơ Đốc mà Machen nghĩ là đang phá hủy Hội thánh và sự làm chứng của Hội thánh. Chẳng hạn, bà ta nói rằng nếu có ai một hữu thể tạo ra một người như Đấng Christ và miêu tả Ngài với chúng ta, “thì Đấng Christ đã sống và còn sống, cho dù Chúa đã từng có một thân thể và một linh hồn, hoặc cho dù Chúa là bản chất mà loài người hằng mơ ước” (474).
Vì thế, Machen buộc phải rơi vào trạng thái mà Hội thánh cho là không nghe lời và không làm đúng với lời hứa lúc được thụ phong của ông. Đó là khởi đầu của Giáo hội Trưởng lão Chính thống.
‘Chủng viện Princeton đã chết’
Vài năm trước, Machen đã rời Chủng viện Princeton để thành lập Chủng viện Westminster. Lần này, ông không bị buộc thôi việc, nhưng đã tự chọn cách ra đi khi hội đồng quản trị của chủng viện được tái tổ chức sao cho ban điều hành truyền thống có thể dung hòa những người tự do với hệ phái nói chung.
Chủng viện Princeton đã chết, trong mắt của Machen, nên từ trong đống tro tàn, ông muốn bảo tồn truyền thống của Charles Hodge và Benjamin Warfield. Vậy, khi ông đọc diễn văn khai mạc Chủng viện Westminster vào ngày 25 tháng 9 năm 1929, trước lớp học đầu tiên gồm năm mươi sinh viên và khách mời, ông đã nói rằng:
Không, thưa các bạn của tôi, mặc dù Chủng viện Princeton đã chết, nhưng truyền thống cao quý của Chủng viện Princeton vẫn còn sống. Chủng viện Westminster sẽ cậy ân điển của Đức Chúa Trời để tiếp tục truyền thống đó mà giảm bớt chút nào. (458)
Phản ứng kiên nhẫn nhất của Machen đối với một thứ mà ông gọi là chủ nghĩa hiện đại là việc thành lập hai trụ sở này: Chủng viện Westminster (ngày nay có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Tin lành ở Hoa Kỳ) và Giáo hội Trưởng lão Chính thống (bây giờ, hơn tám thập kỷ trôi qua, là một bằng chứng sống cho sự nhỏ bé của nó).
Đức tin và nghi ngờ
Machen đã đối mặt với chủ nghĩa hiện đại nhiều năm trước đó, sau khi tốt nghiệp được một năm ở Đức. Khi ông nghiên cứu Tân Ước với các học giả nổi tiếng người Đức, đức tin của Machen đã bị lung lay rất nhiều. Sức ảnh hưởng rất lớn của Wilhelm Herrmann, một nhà thần học hệ thống ở Marburg, là đại diện tốt nhất cho một thứ mà Machen sau này sẽ phản đối bằng mọi giá. Ông không hề nếm thử khi chỉ trích chủ nghĩa hiện đại. Machen đã leo hẳn qua bên kia của bức tường và gần như bị dụ vào trong trại.
Năm 1905, ông đã viết thư về nhà,
Tôi bị bối rối trước những điều [Herrmann] nói — lòng tận hiến của ông với Đấng Christ sâu sắc hơn cả chính bản thân tôi trong vài năm qua . . . Herrmann khẳng định rất ít về những điều mà tôi vốn đã cho là thiết yếu của Cơ Đốc giáo; tuy nhiên, tôi không nghi ngờ ông ta là một Cơ Đốc nhân, một người tin Chúa thuộc loại đặc biệt nghiêm túc. (107)
Cuộc chiến với sự nghi ngờ đã cho ông sự kiên nhẫn và thông cảm với những người ở trong hoàn cảnh tương tự. Hai mươi năm sau, ông đã viết rằng,
Vài người trong chúng ta đã từng có những tranh chiến như vậy rồi; một số khác đã biết sự trống rỗng của nghi ngờ, sự chán nản chết người, sự bối rối của do dự, sự dao động giữa “đức tin bị đa dạng hóa bởi nghi ngờ” và “nghi ngờ bị đa dạng hóa bởi đức tin”. (432)
Tuy nhiên, Machen đã vượt qua giai đoạn này mà không bị mất đức tin của mình và được gọi đến Princeton để giảng dạy Tân Ước, ông đã làm việc kể từ năm 1906 cho đến khi ra đi để thành lập Westminster vào năm 1929. Trong thời gian đó, ông đã trở thành một cột trụ của chính thống giáo Cải Chánh thuần túy và là một nhà biện giáo mạnh mẽ cho Cơ Đốc theo Kinh Thánh và là một học giả Tân Ước được quốc tế công nhận.
Lưỡng lự trong lớp học
Kinh nghiệm của Machen ở Đức đã tạo ra một tác động lâu dài đến cách ông gây ra sự tranh cãi. Ông đã nói đi nói lại rằng ông tôn trọng và thông cảm cho những kẻ theo chủ nghĩa hiện đại không còn tin vào sự sống lại hoặc sự chịu thai của nữ đồng trinh hoặc sự tái lâm, nhưng cũng vì họ từ chối những điều này mà không công khai thừa nhận sự vô tín của mình đã khiến Machen tức giận.
Thí dụ, ông từng nói vấn đề giữa ông và một số giáo viên tại Chủng viện Liên bang là sự lưỡng lự của họ:
Có một cuộc tranh cãi thực sự của tôi với họ. Trong số những khó khăn của họ về niềm tin Cơ Đốc, tôi có sự đồng cảm sâu sắc với họ, nhưng không phải với cách họ khinh miệt những người tỉnh táo tin rằng một tín điều không chỉ là một mẩu giấy tầm thường. (221–22)
Ông muốn đối chất với mọi người cách thẳng thắn và xem xét lập luận của đối phương cách nghiêm túc, nếu họ trung thực và cởi mở với người nghe và độc giả của họ. Tuy nhiên, nhiều giáo sư và mục sư theo chủ nghĩa hiện đại đã không trung thực và cởi mở.
Chủ nghĩa tự do: Một đạo khác
Trong Giáo hội Trưởng lão thời Machen, có hàng trăm người không phủ nhận Tín điều, nhưng vì tinh thần hiện đại này mà từ bỏ hết dù đã ký tên mình vào đó. Một trong những tuyên bố gây xôn xao và thấm thía nhất của Machen về vấn đề này được tìm thấy trong quyển Đức tin là gì? của ông.
Người truyền đạo theo chủ nghĩa Tân thời khẳng định những tín điều của Hội thánh hoặc sự dạy dỗ của Kinh Thánh đã tạo ra những tín điều này không khác gì mấy hoặc rất ít. Chẳng hạn, người đó có thể khẳng định từng chi tiết nhỏ trong Tín điều Westminster, nhưng lại có một khoảng cách lớn khỏi Tín điều Cải Chánh. Không phải có phần bị phủ nhận và còn lại được khẳng định; nhưng tất cả đều bị phủ nhận vì hết thảy chỉ được khẳng định là hữu ích hoặc biểu tượng chứ không phải là sự thật. (Đức tin là gì? trang 34)
Sau đó, khi Machen tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại, ông coi đó là một thách thức đối với toàn bộ Cơ Đốc giáo. Quyển sách quan trọng nhất của ông trong cuộc tranh luận là Cơ Đốc giáo và Chủ nghĩa Tự do, xuất bản năm 1923. Tiêu đề gần như nói lên tất cả: Chủ nghĩa Tự do không ganh đua với Trào lưu Chính thống như một hình thái của Cơ Đốc giáo. Quyển sách không có tiêu đề là Trào lưu Chính thống và Chủ nghĩa Tự do. Thay vào đó, Chủ nghĩa Tự do đang ganh đua với Cơ Đốc giáo như một đạo riêng biệt. Ông đã viết lời quảng cáo cho quyển sách thế này:
Chủ nghĩa Tự do và Hội thánh trong lịch sử không phải là hai biến thể của cùng một đạo, mà là hai đạo riêng biệt xuất phát từ những gốc rễ hoàn toàn riêng biệt. (J. Gresham Machen, trang 342)
Chủ nghĩa hiện đại đến Chủ nghĩa hậu hiện đại
Tôi không nghĩ cơ cấu của chủ nghĩa tân thời trong thời đại của Machen quá khác biệt so với chủ nghĩa hậu hiện đại trong thời đại của chúng ta. Trong vài Hội thánh, sự chiến thắng của chủ nghĩa tân thời đã hoàn tất. Chủ nghĩa này vẫn còn là mối đe dọa trước cánh cửa Hội thánh, trường học và cơ quan của chúng ta. Một trong những biện pháp bảo vệ tuyệt vời của chúng ta là biết được những câu chuyện giống như của Machen – tức là biết kẻ thù mà ông đã đối mặt, trận chiến mà ông đã chiến đấu, vũ khí mà ông đã sử dụng (và không sử dụng), những tổn thất mà ông phải chịu đựng, cái giá mà ông phải trả và những chiến thắng mà ông đạt được.
Thí dụ, cuộc đời và tư tưởng của Machen là lời kêu gọi cho hết thảy chúng ta phải sống trung thực, cởi mở, rõ ràng, thẳng thắn và chân thật trong cách sử dụng ngôn ngữ của chúng ta. Ông thách thức chúng ta, cũng như sứ đồ Phao-lô đã thách thức chúng ta (2 Cô-rinh-tô 2:17; 4:2; Ê-phê-sô 4:25; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3–4), nói ra điều chúng ta muốn nói và sống đúng với điều mình nói, phản đối thói lưỡng lự, lừa đảo, giả tạo, lợi dụng lời lẽ, lảng tránh và thoái thác.
Mối nguy hại của việc sử dụng đạo đức và ngôn ngữ tôn giáo cách vị lợi vẫn còn tồn tại trong thời đại của chúng ta. Chẳng hạn, không có gì lạ khi tôi bắt gặp ngôn ngữ tương tự những điều tôi đọc thấy trên tờ Washington khi lần đầu nghiên cứu về cuộc đời của Machen. Người phát ngôn của Quỹ Chiến dịch Nhân quyền, một nhóm vận động đồng tính lớn nhất quốc gia, nói với tờ Thời báo rằng: “Cá nhân tôi nghĩ rằng hầu hết người Mỹ đồng tính nữ và đồng tính nam ủng hộ các giá trị truyền thống của gia đình và người Mỹ”, mà ông định nghĩa là “khoan dung, quan tâm, hỗ trợ và ý thức cộng đồng”.
ất cả đều bị phủ nhận vì hết thảy chỉ được khẳng định là hữu ích hoặc biểu tượng chứ không phải là sự thật.
Đây là một thí dụ về cách từ ngữ có ý nghĩa đạo đức đã được các nhóm lợi ích đặc biệt lựa chọn để xây dựng nền tảng đạo đức cao mà không có nội dung đạo đức. Nghe giống như các giá trị, nhưng lại rỗng tuếch. “Khoan dung” cho cái gì? Mọi thứ trên đời sao? Mọi thứ gì mới được? “Quan tâm” đến cái gì? Bày tỏ bằng cách nào? Phản đối sự cứu chuộc hay ủng hộ lòng thông cảm? “Ủng hộ” cho cái gì? Cho hành vi phá hoại và sai trái chăng? Hay là cho người nào chấp nhận hành vi đó là sai trái và đang đấu tranh dũng cảm để giành chiến thắng? “Cộng đồng” với những tiêu chuẩn thống nhất nào? Ủng hộ hành vi phổ biến chăng? Tầm nhìn chung về điều đúng và điều sai chăng? Sự thờ ơ phổ biến đối với điều đúng và điều sai chăng?
Trong từng trường hợp, những tiêu chuẩn không được xác định. Tất cả chỉ là những lời lẽ được thúc đẩy bởi một góc nhìn thực dụng về ngôn ngữ mà sự thành thật và chân lý không phải là tối quan trọng. Machen cho chúng ta thấy rằng chẳng có gì mới mẻ cả, nó phá hoại Hội thánh và mục đích của Đấng Christ – đặc biệt là khi các mục sư có sự lưỡng lự từ bục giảng.
Lời Chúa hứa là thành tín
Tuy nhiên, bài học bao quát cần đón nhận từ cuộc đời của Machen là Đức Chúa Trời cai trị Hội thánh của Ngài và cả thế gian. Kế hoạch gồm tóm mọi sự của Chúa luôn tràn đầy niềm hy vọng hơn chúng ta tưởng trong thời khắc đen tối nhất của lịch sử, kế hoạch ấy luôn xuất hiện trong cái hỗn độn của tội lỗi và yếu đuối của loài người nhiều hơn chúng ta có thể nhìn thấy trong những giờ phút tươi sáng nhất. Điều này có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ tất cả thái độ hân hoan của tôn giáo trong những giai đoạn tươi sáng và từ bỏ tất cả tuyệt vọng trong những giai đoạn tối tăm.
Sự trông cậy của chúng ta về Hội thánh và sự truyền bá Phúc Âm không tùy thuộc vào chiến lược của chúng ta đâu, mà tùy thuộc hoàn toàn vào Đức Chúa Trời. Ngay cả khi văn hóa bị suy đồi và sự trung thành của các thể chế bị đục khoét, như trong thời của Machen, thì vẫn còn hy vọng đó là Đức Chúa Trời sẽ chiến thắng. Ông viết rằng:
Hội thánh ấy vẫn sống; một dòng dõi thiêng liêng không hư nát liên kết chúng ta với những kẻ mà Chúa Jêsus đã sai đi. Thời đại đã thay đổi về nhiều mặt, nhiều vấn đề mới phải đối mặt và những khó khăn mới phải vượt qua, nhưng sứ điệp tương tự vẫn phải được công bố cho một thế giới đã hư mất. Ngày hôm nay, chúng ta cần có đức tin; sự vô tín và sai lầm đã khiến chúng ta bị bối rối; sự xung đột và thù hận rực cháy trong thế gian. Chỉ có một hy vọng, nhưng hy vọng đó là chắc chắn. Đức Chúa Trời không bao giờ lìa bỏ Hội thánh của Ngài; lời Chúa hứa là thành tín. (J. Gresham Machen, trang 386)