Khi John Charles Ryle bước lên bục giảng lần đầu tiên tại Hội thánh của Anh quốc, bài giảng của ông “khô khan, cứng rắn, chán ngắt, nhạt nhẽo, vô vị . . . và thiếu ấm áp, màu sắc, nài nỉ, hoặc bốc lửa” (J.C. Ryle: Giám mục Đầu tiên của Liverpool, trang 103).
Ryle nỗ lực hết mình để phá vỡ cái khuôn khổ lâu nay, thậm chí với tư cách là Giám mục cao quý của Liverpool. Sự rõ ràng của ông được phổ biến khắp noi. Một phụ nữ lớn tuổi đến Hội thánh mong được nghe giám mục rao giảng, nhưng sau đó lại nói với một người bạn rằng: ”Tôi tưởng sẽ có gì hay ho lắm . . . Ông ta không phải là giám mục gì đâu. Tôi có thể hiểu từng chữ một” (J.C. Ryle: Một người cứng rắn có tấm lòng con trẻ, trang 253). Ryle coi đó là một lời khen.
Bên cạnh sự đơn sơ và rõ ràng, bài giảng của Ryle chứa đựng một điều mà J.I. Packer gọi là “năng lượng” — một thứ năng lượng để khôi phục lại điề Kinh Thánh nhấn mạnh là không chỉ dạy dỗ Lời Chúa, mà phải công bố Lời Chúa (Trung tín và Thánh khiết, trang 11).
Thay đổi toàn bộ
Ryle sinh ngày 10 tháng 5 năm 1816, gần Macclesfield, ở hạt Cheshire, Anh. Cha mẹ của ông là tín hữu trên dang nghĩa của Hội thánh Anh quốc mà chẳng hứng thú gì với tôn giáo. Họ không bao giờ đón nhận niềm tin Cơ Đốc của Ryle, là điều ông đã công khai bày tỏ khi được 21 tuổi.
Đến khi 21 tuổi, Ryle nói rằng: “Tôi không biết tôn giáo thật nào cả . . . tôi cũng không bao giờ cầu nguyện, hoặc đọc một chữ nào từ Kinh Thánh, kể từ lúc 7 tuổi cho đến lúc 21 tuổi . . . Ở nhà của cha tôi có sự trật tự và nghiêm khắc, nhưng chẳng có tôn giáo [thật] nào cả” (J.C. Ryle: Tự truyện, trang 35). Nhưng mọi thứ sắp sửa thay đổi cách ngoạn mục.
Gần cuối năm 1837, ba yếu tố cấu thành nên công tác mà Ryle gọi là “thay đổi toàn bộ” (Tự truyện, trang 35): bệnh nặng, sự xuất hiện của một truyền đạo Phúc Âm trong thị trấn của ông, và ảnh hưởng của các tài liệu Cơ Đốc. Ông cho chúng ta biết những chân lý mà Đức Thánh Linh đã ấn chứng ở trong lòng của mình rằng:
Không gì (tội lỗi của tôi) . . . rõ ràng và khác biệt với tôi bằng Đấng Christ, giá trị của Kinh Thánh, từ bỏ thế gian, sự tái sinh, sự dại dột của giáo lý tái sinh bằng phép báp-tem. Tất cả, tôi nói lại, le lói như ánh mặt trời vào mùa đông năm 1837 và đọng lại trong trí của tôi từ dạo ấy. (Tự truyện, trang 42–43)
Bị đẩy vào mục vụ
Trong vòng ba năm rưỡi sau đó, ông chủ yếu làm việc ở ngân hàng mà cha ông sở hữu. Rồi thảm họa xảy ra vào tháng 6 năm 1841 khi ông được 25 tuổi. Cha của ông đã mất hết mọi thứ đến nỗi bị phá sản. Ryle thuật lại sự kiện này rất là đay buồn rằng: “nếu tôi không tin Chúa vào lúc bấy giờ, thì có lẽ tôi đã tự tử rồi” (Tự truyện, trang 54).
Vậy, ông đã làm gì? Ông cũng chẳng biết. what would he do? He had no idea. Mục sư của nhà thờ Fawley là Gibson, đã nghe nói về sự cải đạo và tài lãnh đạo của Ryle, mời ông làm cha phó của Exbury. Đó là một con đường khác thường để bước vào chức vụ, sau này ông trở thành người phát ngôn chính thức cho Hội thánh Anh quốc vào thời của mình.
Tôi chưa từng có ước muốn trở thành một tăng lữ, còn người nào tưởng tôi rất khoái chí với thù lao thì đã nhầm to. Tôi đã trở thành một tăng lữ vì tôi buộc phải làm vậy, ngoài ra tôi chẳng còn biết làm gì nữa. (Tự truyện, trang 59)
Ông đã chuẩn bị sẵn hai bài giảng cho mỗi Chúa Nhật, chia sẻ vào thứ Tư và thứ Năm, đến thăm sáu mươi gia đình mỗi tuần. Nhà thờ đã sớm được lấp đầy vào Chúa Nhật. Nhưng hai năm sau ông đã từ chức (tháng 11 năm 1843) vì lý do sức khỏe. “Địa hạt đã hoàn toàn không đồng ý với quyết định của tôi . . . Đau đầu liên tục, khó tiêu và rối loạn tim bắt đầu và trở thành bệnh dịch, nó đã quấy rầy tôi kể từ thời dạo đó” (Tự truyện, trang 64).
Nhiều năm thử thách
Sau năm tháng làm cha phó tại Winchester, ông nhận lời mời làm Hiệu trưởng tại Helmingham, cách Luân Đôn khoảng 85 dặm về phía Đông Bắc, ông đã bắt đầu vào Lễ Phục Sinh năm 1844. Lúc này ông được 28 tuổi và vẫn chưa lập gia đình. Mãi cho đến lúc này, thu nhập của ông mới đủ để nuôi vợ – đó là một trong những lý do khiến ông chấp nhận tiếng gọi này chỉ sau năm tháng ở Winchester. Nhưng ở Helmingham, ông đã ở lại mười bảy năm.
Vào tháng 10 năm 1844, năm đầu tiên ở đó, ông kết hôn với Matilda Plumbpre. Cô ấy 22 tuổi, còn ông 28 tuổi. Một đứa bé tên là Georgina ra đời vào tháng 5 năm 1846, nhưng Matilda qua đời vào tháng 6 năm 1847. Ryle kết hôn lần nữa vào tháng 2 năm 1849 với Jessie Walker, nhưng mười năm bên nhau của họ “là những năm thử thách kỳ lạ” (Tự truyện, trang 79). Jessie chưa bao giờ cảm thấy khỏe khoắn.
Đến năm lần, bà phải bị giam giữ ở Luân Đôn mỗi lần hai tháng, một ảnh hưởng khác là Ryle đã rao giảng ở ít nhất sáu mươi Hội thánh khác nhau ở Luân Đôn và trở nên rất nổi tiếng vì khả năng của ông trên bục giảng, ông nói rằng: “Tôi luôn cảm thấy sự nổi tiếng, như người ta thường gọi, là một thứ vô giá trị và tồi tệ đối với linh hồn của con người” (Tự truyện, trang 80).
Jessie sinh bốn người con trong mười năm chung sống: Isabelle, Reginald, Herbert và Arthur. Nhưng vào tháng 5 năm 1860, sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh Bright, bà đã qua đời. Suốt 5 năm cuối, Jessie đã không làm được gì nhiều, đến khi qua đời toàn bộ gánh nặng của 5 đứa con, đứa lớn nhất mới 13 tuổi, dồn lên vai của cha chúng, đặc biệt là 3 cậu con trai nhỏ. Ryle viết rằng:
Tôi không hề có những ngày lễ, nghỉ ngơi, thư giãn trong năm; trong khi tôi phải tìm mọi cách để ba đứa con trai còn nhỏ cảm thấy vui vẻ và giải trí. Trên thực tế, toàn bộ mọi thứ diễn ra là một căng thẳng nặng nề đối với tôi, cả về thể xác lẫn tinh thần, tôi thường thắc mắc làm thế nào để vượt qua chuyện này. (Tự truyện, trang 81)
“Vua viết truyền đạo đơn”
Một năm sau khi Jessie qua đời, Ryle nhận lời mời trở thành mục sư của Stradbroke cách Helmingham khoảng 20 dặm về phía Bắc. Ông đã phục vụ mười bảy năm ở ngôi làng nhỏ bé Helmingham và bây giờ sẽ phục vụ Stradbroke thêm mười chín năm nữa. Từ cái năm bắt đầu làm việc tại Stradbroke, ông kết hôn lần thứ ba, với Henrietta Legh-Clowes, vào ngày 24 tháng 10 năm 1861. Ông được 45 tuổi, cô ấy được 36 tuổi, họ kết hôn được 28 năm cho đến khi bà qua đời vào năm 1889, đúng 11 năm trước khi ông qua đời vào năm 1900.
Trong suốt 36 năm ở cùng giáo xứ tại vùng nông thôn Helmingham và Stradbroke, Ryle đã trở thành một người nổi tiếng trong Hội thánh Anh quốc khắp cả nước. Ông liên tục viết lách và đi truyền đạo. “Ông là nhà văn và phát ngôn viên nổi tiếng nhất được kính trọng nhất trong giới Tin Lành suốt những năm 1870” (Trung tín và Thánh khiết, trang 51).
Một trong những điều trớ trêu lớn trong cuộc đời của Ryle là ông đã học lớp đầu tiên dành cho những người xuất sắc về kinh điển tại Oxford, ông thường xuyên đọc sách về thần học cũ và mới, thu thập một thư viện gồm năm nghìn đầu sách; nhưng tại các giáo xứ nhỏ ở nông thôn, ông đã trở thành “Vua viết truyền đạo đơn” (Một người cứng rắn có tấm lòng con trẻ, trang 70).
Lúc bấy giờ, “truyền đạo đơn” là những tập sách nhỏ, còn trường hợp của Ryle là những bài giảng và bán với giá mấy xu lẻ. Ryle ưu tiên xuất bản các quyển truyền đạo đơn thực tiễn về đời sống Cơ Đốc và sinh hoạt Hội thánh đã cho thấy ông rất quan tâm đến sự nên thánh của cá nhân và vấn đề Cải cách Hội thánh. Khi viết lách và rao giảng, ông trước tiên là một mục sư, Packer nói rằng: “khi ông đọc đến câu hỏi ‘có thật không?’ thì câu hỏi ‘điều này sẽ ảnh hưởng mọi người như thế nào?’ luôn xuất hiện ở trong tâm trí” (Trung tín và Thánh khiết, trang 71).
Ở tuổi 64, sau 36 năm phục vụ tại các giáo xứ ở nông thôn, trong khi hầu hết mọi người đã sẵn sàng nghỉ hưu, ông được gọi làm giám mục đầu tiên của Liverpool. Thế là ông đã di chuyển từ các giáo xứ có 300 người và 1,300 người đến một thành phố có hơn 700,000 người với đủ thứ nan đề của đô thị mà ông chưa gặp qua bao giờ. Ông đã giữ chức vụ này trong hai mươi năm, cho đến hai tháng trước khi qua đời vào ngày 10 tháng 6 năm 1900, được 84 tuổi.
Phải rõ ràng
Điều gì đã khiến Ryle trở thành người phát ngôn Tin Lành nổi tiếng và một nhà truyền đạo mạnh mẽ như vậy – mạnh mẽ đến mức chúng ta vẫn đang đọc các bài giảng của ông hơn một trăm năm sau? Chúng ta đã thấy cách ông rao giảng trong thời của mình là “khô khan, nặng nề, cứng nhắc, buồn tẻ, lạnh lùng, tầm thường . . . và thiếu ấm áp, hoạt bát, lôi cuốn hoặc nóng cháy” (J.C. Ryle: Giám mục Đầu tiên của Liverpool, trang 103). Còn ông thì hoàn toàn ngược lại. Ryle đã quay lại vai trò rao giảng chân chính trên bục giảng.
Giảng luận theo Kinh Thánh, trái với dạy dỗ – từ kerussein trái với từ didaskein trong tiếng Hy Lạp – có một loại cảm xúc kèm theo từ công bố. Trong giảng luận có một sự cấp bách và một sức mạnh. Một sứ điệp đến từ Đức Vua của hoàn vũ – có thẩm quyền của Ngài, ở trong danh của Ngài – sứ điệp này đề cập đến những vấn đề vô cùng quan trọng. Số phận đời đời của người nghe phụ thuộc vào cách họ đáp ứng với sứ điệp.
Đây là giảng luận. Cho dù người truyền đạo có tính cách hay giọng điệu thế nào, thì giảng luận nhất thiết phải có tính cấp bách, mạnh mẽ và tin quyết vào sự can thiệp thiêng liêng sẽ bắt phục tâm trí và tấm lòng của người nghe.
Sự giảng luận của Ryle là khuôn mẫu cho các truyền đạo. Ryle biết rằng ông phải đóng đinh lối hành văn hoa mỹ vốn xuất hiện trong cách rao giảng từ thuở ban đầu của ông (Một người cứng rắn có tấm lòng con trẻ, trang 60). Bản chất của sự giảng luận đòi hỏi phải có một sự khác biệt nhất định. Một điều gì đó đơn giản hơn, nhưng mạnh mẽ và thấu đáo hơn. Những gì đã xảy ra thật đáng kinh ngạc. Packer nói về
phong thái lanh lợi, tự do, mạnh mẽ . . . tạo nên sức mạnh, từ ngữ đơn sơ, kết hợp các câu súc tích, các câu một mệnh đề . . . cách hùng biện theo nhịp trống dồn dập, dễ hiểu, hoàn toàn thiếu tình cảm và quyết tâm nói thật nói thẳng. (Trung tín và Thánh khiết, trang 19)
Đừng chậm trễ
Hãy suy xét phần mở rộng từ ý của Packer nói là “năng lượng” của “sự kết hợp” và “cách hùng biện theo nhịp trống dồn dập”. Đây là đoạn trích từ một bài giảng về sự chần chừ của Lót khi ông đi khỏi thành Sô-đôm và biết bao nhiêu Cơ Đốc nhân lần lữa khi lìa bỏ tội lỗi.
Chúng ta có sẵn sàng gặp Đấng Christ khi Ngài trở lại – thắt lưng sẵn sàng – thắp đèn – chúng ta có dạn dĩ ra gặp Chúa không? Vậy thì đừng chần chừ nữa! . . .
Chúng ta có chắc chắn về sự cứu rỗi của mình trong ngày mắc bệnh và trên giường chờ chết không? – Chúng ta có nhìn thấy trời mở ra và Chúa Jêsus đến đón mình bằng con mắt đức tin chăng? Vậy thì đừng nấn ná!
Chúng ta có thấy mình là kẻ ích lợi cho thế giới khi còn sống và cho thế hệ của mình không? – Chúng ta có kéo người khác ra khỏi tội lỗi đến với Đấng Christ, hiểu biết về giáo lý, và làm cho sự kêu gọi của Đấng Chủ tể trở nên đẹp đẽ và hấp dẫn trong mắt họ không? Vậy thì đừng nán lại thêm nữa!
Chúng ta có giúp con cái và người thân hướng về thiên đàng và giúp họ nói rằng: “Chúng tôi sẽ đi với mọi người” không? – mà không khiến họ trở thành kẻ ngoại đạo và coi thường mọi tôn giáo? Vậy thì đừng la cà!
Chúng ta có muốn đội một mão miện vĩ đại trong ngày Đấng Christ tái lâm, không muốn làm ngôi sao kém cỏi và nhỏ nhất trong sự vinh hiển, không muốn mình là người cuối cùng và yếu kém nhất trong Nước của Đức Chúa Trời chăng? Vậy thì đừng chậm trễ!
Ôi, mong rằng chúng ta sẽ không chần chừ! Thời gian không – cái chết không – sự phán xét không – ma quỷ không – thế giới không chờ đợi ai đâu. Con cái Đức Chúa Trời không được lần lữa. (Thánh khiết, trang 193)
Tuy nhiên, ngay cả khi ông nhấn mạnh thực tế đời đời vào lòng người nghe, Ryle không bao giờ quên rằng chính Đức Chúa Trời phải hành động thì mới có sự cứu rỗi. Trên bia mộ của ông có hai câu Kinh Thánh ghi lại hai giai đoạn của đời sống Cơ Đốc mà ông đã công bố nhiều nhất: chiến đấu và món quà. Thứ nhất, “Ta đã đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy, đã giữ được đức tin” (2 Ti-mô-thê 4:7). Thứ hai, “Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu” (Ê-phê-sô 2:8).