Người phối ngẫu của tôi là Luella và tôi mới vừa kỷ niệm năm mươi năm ngày cưới. Có thể bất thường khi nghĩ tới việc một cô gái từ Cuba và một chàng trai từ Ohio cùng đứng xếp hàng trong giờ ăn trưa, học cùng trường đại học ở Nam Carolina, trong cùng một ngày, cùng một thời điểm.
Lần đầu tiên tôi để ý thấy cô ấy là ở trong căng-tin, tôi đã bị thu hút ngay lập tức. Không nghi ngờ gì nữa, tôi đã yêu ngay từ lần đầu tiên. Đối với Luella – đó chỉ là cái nhìn đầu tiên! Nhiều tuần trôi qua, tôi biết cô ấy nhiều hơn, tôi tin rằng mình đã yêu Luella. Tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy đối với ai cả. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm cơ hội để nói ra mấy lời kỳ diệu làm thay đổi cuộc đời là: “Anh yêu em”.
Tôi muốn mọi thứ phải rơi vào đúng thời điểm và địa điểm. Tôi biết đây là giây phút quan trọng và tôi không muốn làm hỏng nó. Cuối cùng, tôi đã tìm được khoảnh khắc hoàn hảo và tôi đã mạo hiểm nói ra điều mình muốn nói từ lâu. Tôi nhìn vào đôi mắt của Luella và nói rằng: “Luella, anh yêu em”.
Tôi nghĩ mình sẽ nghe chim hót và tiếng đàn vi-ô-lông. Thay vào đó, phản ứng của Luella rất nhanh và trực diện. Cô ấy nói rằng: “Anh yêu em hả? Anh biết gì về tình yêu? Đừng bao giờ nói vậy với tôi nữa. Tôi nghe tiếng chim gào thét và tiếng đàn vi-ô-lông loạn cả lên. Tôi không thể tin nỗi mọi chuyện xảy ra như thế! Sau bao ngày chờ đợi và lập kế hoạch, cô ấy đã phản ứng như thế đó. Cô ấy đã nói đúng. Paul Tripp 17 tuổi không hề biết gì về bản chất của tình yêu.
Năm mươi năm sau, cô ấy đã chính thức trả lời bằng một cách tử tế rằng: “Paul ơi, em yêu anh”. Từ đó mọi chuyện không còn như trước nữa. Chúng tôi hồi tưởng lại những ngày đầu tiên rồi nói đùa, vui cười và ăn mừng. Nhưng chúng tôi cũng thờ phượng Chúa. Lý do duy nhất chúng tôi được gặp nhau trong giờ ăn trưa ở trường đại học là vì Đức Chúa Trời toàn quyền cai trị đã thêu dệt mọi thứ thành câu chuyện cuộc đời của chúng ta.
Đức Chúa Trời đã dựng nên thế giới và mọi vật trong đó, là Chúa của trời đất, . . . định trước thì giờ đời người ta cùng giới hạn chỗ ở. (Công-vụ 17:24, 26)
Nói đến khía cạnh này trong hôn nhân, chúng ta thấy rất dễ để thờ phượng Chúa là Đấng tối cao và ý muốn của Ngài khi đưa chúng ta đến với nhau. Nhưng khi nói đến lĩnh vực khác trong mối quan hệ để kỷ niệm và tôn cao ý muốn của Đức Chúa Trời, tôi biết mình đã có sự tranh chiến. Tôi tưởng chúng ta đều như vậy.
Vui mừng trước điều Chúa đã làm nên
Một hôn nhân lành mạnh, thịnh vượng đòi hỏi sự kỷ luật thuộc linh thiết yếu đó là: thờ phượng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hóa và vui mừng trong ý muốn của Ngài. Kinh Thánh liên tục kêu gọi chúng ta thờ phượng Đức Chúa Trời khi chúng ta kinh ngạc về thế giới mà Ngài đã tạo nên, nhưng chúng ta có thường vui mừng trong ý định tạo hóa của Ngài về người phối ngẫu không?
“Một hôn nhân lành mạnh, thịnh vượng
đòi hỏi phải có sự thờ phượng Đức Chúa Trời
là Đấng Tạo Hóa và vui mừng
trong ý muốn của Ngài”.
Tôi không biết chúng ta có để ý không, nhưng có vài khía cạnh nhất định mà Đức Chúa Trời đã tạo ra khiến chúng ta không hề có lựa chọn. Chúa xác định chúng ta sẽ cao bao nhiêu, chúng ta có khuynh hướng tăng cân, khả năng tự nhiên về mặt thể chất hoặc thể thao, màu mắt, màu da, kiểu tóc, hình dáng của lỗ mũi và kích thước của bàn tay. Tất cả những đặc điểm đó là ý muốn của Đấng Tạo Hóa. Làm thế nào chúng ta thấy một người khác mình hoàn toàn mà không thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời?
Đây là một hoạt động thú vị mà tôi muốn khuyến khích chúng ta thực hiện (nhưng hãy tế nhị!). Hãy để ý tất cả lỗ mũi khác nhau mà chúng ta nhìn thấy trong ngày hôm nay. Tôi biết đây là một yêu cầu kỳ lạ, nhưng trong số hàng tỷ và hàng tỷ lỗ mũi mà Chúa đã tạo ra, thì Đức Chúa Trời vẫn chưa lặp lại một hình dáng nào cả. Tôi không phải là bác sĩ tai-mũi-họng, nhưng làm thế nào lỗ mũi trở thành một đặc điểm tuyệt vời ở trên thân thể của chúng ta đến như vậy? Hãy nghĩ đến tất cả những gì lỗ mũi có thể làm mà xem. Hãy thử hình dung nếu lỗ mũi của chúng ta bị lộn ngược. Không chỉ có vẻ kỳ lạ, mà chúng ta không thể ra ngoài khi trời mưa nữa.
Mặc dù vài người Tây phương bị ám ảnh trước hình dạng và kích thước của lỗ mũi đến nỗi phải đi sửa lại, thì tôi không nghĩ tình trạng xung đột rất nhiều trong hôn nhân Cơ Đốc đều do lỗ mũi gây ra đâu. Tuy nhiên, những đặc điểm khác về chúng ta cũng không phải là lý do gây ra xung đột (tôi không nói về các bộ phận cơ thể).
Ai tạo ra người phối ngẫu của bạn?
Chúa đã tạo ra từng đặc điểm trong tính cách của người phối ngẫu. Chúa quản lý từng lựa chọn, giọng điệu, tính cách bẩm sinh, năng khiếu tự nhiên và cho dù anh ta hoặc cô ấy thiếu sáng tạo, hay phân tích, hoặc thích xã giao đi chăng nữa. Chính chúng ta và người phối ngẫu của mình đều không tự chọn cho mình những phẩm chất này. Chúng ta không thức dậy sau sáu tháng và nói rằng: “Tôi nghĩ mình sẽ trở thành một kẻ máy móc”, còn người phối ngẫu cũng đâu thể mặc định từ lúc 5 tuổi là: “Tôi sẽ trở thành người có trí tuệ”.
Tất cả những lựa chọn này đều do Chúa mặc định, chính Ngài mới là Tạo Hóa vô hạn. Nhưng sự ích kỷ của chúng ta cũng nhiều lúc — khi người kia đang dần trở thành loại người mà chúng ta mong muốn — mong ước mình có thể ngồi trên ngai của Tạo Hóa và tái tạo lại người chồng hoặc người vợ của theo ảnh tượng của chúng ta (hoặc ít nhất là trở thành đối tượng mà chúng ta thấy dễ chịu hơn). Giải pháp để chống lại sự ích kỷ này đó là quay lại với sự kỷ luật thuộc linh thiết yếu trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời là Tạo Hóa và vui mừng trong sự chọn lựa của Ngài. Khi chúng ta quên làm điều đó, đây là những điều có thể xảy ra: những khác biệt đã thu hút chúng ta đến với người phối ngẫu của mình sẽ làm phiền chúng ta trong hôn nhân.
Tôi đã từng tâm vấn cho một cặp vợ chồng, người vợ là tuýp người học hành giỏi giang. Cô ta thích đọc sách, học hỏi và bàn luận về trí tuệ và triết học cấp cao. Chồng của cô ấy là một người rất máy móc. Anh ta cũng thích sách vỡ đấy; nhưng chỉ muốn xếp sách lên kệ thôi. Người phụ nữ này tin rằng chồng kém cỏi hơn mình vì anh ấy không thích đọc sách. Vậy thì, đọc sách có phải là hoạt động có lợi không? Tất nhiên là có rồi, nhưng cô ta bị ám ảnh bởi việc muốn chồng trở thành một người theo ý mình – có tính cách, năng khiếu, khuynh hướng và sở thích giống mình – đến nỗi cô ấy đã bóp nghẹt chồng mình và gây ra xung đột lớn trong mối quan hệ của họ.
Trước khi chúng ta chào đời
Chúng ta trích dẫn các câu Kinh Thánh cho thấy sự chọn lựa của Đức Chúa Trời khi tạo ra chúng ta theo ảnh tượng của Ngài từ trước khi ra đời, nhưng trong hôn nhân, dù có để ý hay không, chúng ta vẫn thắc mắc với Đấng Tạo Hóa và thiếu tôn trọng chồng hoặc vợ của mình. Cuối cùng, chúng ta chỉ trích người kia vì những lựa chọn mà người đó đã làm.
Hãy suy xét những phân đoạn Kinh Thánh này khi chúng ta muốn người phối ngẫu thay đổi các khía cạnh không đơn giản để thay đổi:
Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. (Thi thiên 139:13) Đức Giê-hô-va, là Đấng Cứu chuộc ngươi, đã gây nên ngươi từ trong lòng mẹ, phán như vầy: Ta là Đức Giê-hô-va, đã làm nên mọi vật, một mình ta đã giương các từng trời và trải đất, ai ở cùng ta? (Ê-sai 44:24)
“Khi chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời
là Tạo Hóa ở trong hôn nhân,
thì chúng ta có thể bắt đầu nhìn nhau
bằng sự ngạc nhiên và mừng vui”.
Khi chúng ta tôn vinh Đức Chúa Trời là Đấng sáng tạo trong hôn nhân của chúng ta, chúng ta có thể bắt đầu nhìn nhau bằng sự ngạc nhiên và mừng vui. Khi chúng ta nhìn người phối ngẫu và thấy sự vinh hiển của Tạo Hóa, chúng ta cảm thấy được phước vì anh ấy hoặc cô ấy có sự khác biệt. Chúng ta ngạc nhiên và tôn trọng những kinh nghiệm và quan điểm mà người phối ngẫu của mình đã đem vào cuộc sống của mình, đó là những điều mà chúng ta sẽ không bao giờ có được nếu không có người đó. Chúng ta sẽ tìm cách bày tỏ sự cảm kích và lòng biết ơn của mình.
Trong hôn nhân, chúng ta thường hay cằn nhằn Tạo Hóa và tự nhủ rằng Chúa nên là Tạo Hóa tốt hơn khi tạo nên người phối ngẫu của mình? Chúng ta đang chỉ trích chồng hoặc vợ mình vì những đặc điểm mà Chúa đã tạo nên khi nào? Thái độ này sẽ không bao giờ cho người phối ngẫu cảm thấy được tôn trọng; thái độ này sẽ không dẫn đến sự hiệp một, sự thấu biết và tình yêu thương.
Ý định đẹp đẽ, không thoải mái của Đức Chúa Trời
Trong 1 Cô-rinh-tô 12 nói về các ân tứ khác nhau và nhu cầu cần có sự đa dạng trong thân thể của Đấng Christ, nhưng nguyên tắc tương tự có thể áp dụng trong hôn nhân của chúng ta. Ý định của Đức Chúa Trời trong hôn nhân không phải là sự đồng nhất; ý định của Ngài là sự hiệp nhất. Sự hiệp nhất là điều chúng ta đeo đuổi khi có sự khác biệt. Ý định tốt đẹp của Đức Chúa Trời là đặt một người có sự khác biệt với chúng ta ở trong hôn nhân và quan điểm của người đó về thế giới khác với quan điểm của chúng ta. Đó là một điều tốt mà Chúa làm để giúp chúng ta trưởng thành và lệ thuộc vào Ngài nhiều hơn.
Khi đối phó với sự khác biệt và những đặc điểm sáng tạo mà Đức Chúa Trời đã ban cho người phối ngẫu của chúng ta từ trước khi ra đời đó là: hãy đối xử với chồng hoặc vợ mình bằng sự trân trọng và ân điển. Đừng hạ nhục và chỉ trích vì những đặc điểm mà người đó không tự tạo ra. Khi bạn quên thờ lạy Đức Chúa Trời là Tạo Hóa và trân trọng tuyệt tác của Ngài, thì bản chất tội lỗi sẽ tự nhiên nguyền rủa công tác của Tạo Hóa. Nếu chúng ta nghĩ mình sẽ là tạo hóa tốt hơn Đấng Tạo Hóa, chúng ta sẽ không bao giờ đối xử với người phối ngẫu bằng sự tôn trọng, có sự hiệp nhất, thấu hiểu và yêu thương trong hôn nhân đâu.
Nhưng khi chúng ta vui mừng trước công trình sáng tạo của Đức Chúa Trời và cách Chúa làm nên người phối ngẫu, rồi đưa cả hai đến gần nhau vì sự vinh hiển của Ngài và sự ích lợi của chúng ta, thì chúng ta sẽ không còn cảm thấy phiền hà trước những khác biệt ấy nữa và bắt đầu vui mừng khi có những đóng góp ấy ở trong cuộc đời của mình. Kết quả là, chúng ta sẽ không chỉ có thêm những biệt tài và quan điểm độc đáo từ người phối ngẫu, mà chúng ta còn biết tôn trọng anh ấy hoặc cô ấy trong những việc người đó làm và nói, thậm chí (và đặc biệt là) trong những lúc chúng ta phải đối mặt với những khác biệt của chính mình.