Nếu chúng ta nhìn vào Jonathan Edwards từ góc nhìn không đúng, thì mọi thứ đều sẽ không đúng. Có vài người xem ông là một nhà tư tưởng, nhà văn và diễn giả vĩ đại của thế kỷ 18, và điều nầy vẫn còn đến ngày nay.
Nhưng tư tưởng, bài viết và bài giảng của Edwards được như thế là vì con người của ông. Chúng ta sẽ được nâng đỡ rất nhiều nếu nhìn thấy những gì John De Witt muốn nói khi ông viết rằng: “[Edwards] từng là người vĩ đại nhất với những đóng góp về phương diện thuộc linh rất thịnh hành, lan tỏa khắp nơi, soi sáng mọi thứ” (trích từ quyển Jonathan Edwards, xvii). Đằng sau những tư tưởng vĩ đại của ông là tâm hồn vĩ đại của ông. Tâm hồn của ông có sự vĩ đại bởi vì nó thường đầy dẫy sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ngày nay, chúng ta cần nhìn thấy Đức Chúa Trời của ông – và phải có tâm hồn đã nhìn thấy Đấng ấy nữa.
Hôn nhân và sự kêu gọi bước vào chức vụ
Jonathan Edwards sinh ngày 5 tháng 10 năm 1703, ở Windsor, thuộc tiểu bang Connecticut. Ông là con trai duy nhất trong số mười một đứa con của Timothy Edwards, là mục sư Giáo đoàn địa phương. Timothy thường nói là Chúa đã ban cho ông mấy đứa con gái xếp hàng dài đến mười tám mét. Ông dạy tiếng La-tinh cho con trai của mình khi Jonathan được sáu tuổi, rồi gửi ông đến học tại trường Yale lúc mười hai tuổi. Ngôi trường đã được mười lăm năm tuổi rồi và đang cố gắng hoạt động sôi nổi. Nhưng nó đã trở thành một nơi học tập đầy hào hứng đối với Jonathan.
Edwards đã tốt nghiệp trường Yale vào năm 1720, ông đã đọc bài diễn văn từ biệt trong tiếng La-tinh, rồi tiếp tục theo đuổi việc học trong vòng hai năm nữa đang khi chuẩn bị bước vào chức vụ. Khi được mười chín tuổi, ông đã được phép truyền đạo và giữ cương vị mục sư tại Hội thánh Trưởng lão Scotch ở New York được tám tháng, từ tháng 8 năm 1722 đến tháng 4 năm 1723.
Vào mùa hè năm 1723, ngay giữa thời điểm làm mục sư ngắn hạn lần đầu tiên trong đời và phải quay trở về trường Yale, ông đã đem lòng yêu Sarah Pierrepont. Bốn năm sau, vào ngày 28 tháng 7 năm 1727, họ đã kết hôn với nhau. Ông được 23 tuổi, còn bà chỉ mới 17 tuổi. Trong vòng 23 năm sau đó, họ có được mười một đứa con, trong đó có tám cô con gái và ba cậu con trai.
Vào năm 1727, Edwards đã trở thành mục sư Hội thánh có uy tín ở Northampton, đây là Hội thánh mà ông đã quản nhiệm trong vòng 23 năm tiếp theo. Một Hội thánh Giáo đoàn truyền thống có 620 tín hữu chịu Lễ tiệc thánh vào năm 1735. Trong khi hầu việc Chúa tại Hội thánh nầy, Edwards đã chia sẻ những sứ điệp dài hai tiếng đồng hồ hai lần mỗi tuần, kiểm tra giáo lý vấn đáp cho các em thiếu nhi, tâm vấn riêng cho tín hữu, dành ra mười ba hoặc mười bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày để nghiên cứu.
Tỉnh thức trong rừng
Tuy ông là người theo chủ nghĩa duy lý, nhưng Edwards vẫn giữ được sự lãng mạn và bí ẩn của mình. Ông đã viết trong quyển nhật ký của mình là: “Có lúc tôi thấy mình chẳng màng đến vinh quang của thế gian, nhưng lại thích nghiên cứu về tôn giáo thật nghiêm túc” (trích từ quyển Kết hôn với người đàn ông khó tính, trang 22). Edwards còn tin rằng “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Thi thiên 19:1). Ông mô tả một trong những trải nghiệm về thiên nhiên như sau:
Một lần nọ, khi tôi cưỡi ngựa vào rừng vì vấn đề sức khoẻ vào năm 1737, xuống khỏi con ngựa tại một nơi để dưỡng sức theo thói quen, tôi đi bộ để suy gẫm và cầu nguyện, tôi có một góc nhìn khác thường về sự vinh hiển của Con Đức Chúa Trời, là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và loài người, và ân điển, tình yêu, sự nhu mì và dịu dàng đầy ngọt ngào, thánh khiết, trọn vẹn, lớn lao và tuyệt vời của Ngài. Ân điển của Ngài hiện ra thật êm dịu và sự ngọt ngào cũng thật tuyệt vời trên các từng trời. Cuộc đời của Đấng Christ đã xảy ra một cách quá xuất sắc đến nỗi không gì có thể diễn tả được, đủ tuyệt vời để nuốt chửng hết mọi tư tưởng và quan niệm — là những gì tôi có thể nghĩ ra trong một giờ qua; nó ngăn cản những giọt nước mắt tuôn ra và khóc thật to. (Tưởng nhớ Jonathan Edwards, xvii)
Với những dòng suy nghĩ mà chúng ta vừa nghe thấy bên tai, thật chẳng có gì khó để tin vào mấy lời của Elisabeth Dodds khi bà nói rằng: “Hình ảnh khó tin về ông là một nhà thần học rất nghiêm nghị. Kỳ thực, ông là người có một tấm lòng yêu thương rất nhạy cảm và là một người cha rất được con cái yêu quý nữa” (Kết hôn với người đàn ông khó tính, trang 7).
Những giới hạn trong sự tin kính
Có những khía cạnh trong cuộc đời của Edwards không phù hợp với “hình ảnh khó tin” về ông, ngay cả nếu ai đó nới rộng ống kính ra để nhìn thấy rõ hơn về sự hiền lành của ông. Thí dụ, sự tự do theo quan điểm của Edwards về việc đừng biến hóa theo đời nầy không bao gồm trả tự do cho nô lệ. Trong Tân Ước, Đức Chúa Trời đã chỉ ra vấn đề trừ bỏ tình trạng sở hữu nô lệ ở trong thân thể của Đấng Christ (Ma-thi-ơ 7:12; 23:8-12; Rô-ma 10:12; 1 Cô-tinh-tô 12:13; Ga-la-ti 3:28; 5:14; Phi-líp 2:3-4; Cô-lô-se 3:11; Phi-lê-môn 16; Khải huyền 5:9-10), nhưng phải chờ đợi trong sự quá hạn.
Edwards không nhìn thấy điều nầy. Trong suy nghĩ của ông, Tân Ước chỉ đơn giản dạy rằng nô lệ phải được đón tiếp như một tín hữu chính thức ở trong Hội thánh, phải được đối xử tử tế và không bị đối đãi tàn ác. “Người hầu gái” của ông là Leah được làm báp-tem ở trong Hội thánh của Edwards tại Northampton vào năm 1736, tên của bà được ghi trong danh sách tín hữu chính thức (Bách khoa toàn thư về Edwards, trang 535).
Có lẽ chúng ta đang thắc mắc (và hy vọng) rằng có một quỹ đạo nào đó trong tâm trí và tấm lòng của Edwards, nếu ông sống lâu hơn 54 tuổi, sẽ khiến ông phải nghĩ khác đi. Thí dụ, những năm cuối đời khi ông làm việc giữa vòng người Anh-điêng “đã thuyết phục ông rằng một vài người Anh-điêng còn tốt hơn nhiều tên chủ thuộc địa là Cơ Đốc nhân da trắng mà ông quen biết, ông đã biện hộ cho quyền lợi của họ” (trang 536).
Có người hy vọng rằng chính Edwards sẽ tự hiểu ra những điều tốt đẹp mà người khác đã làm. Thí dụ, con trai của ông là Jonathan Junior, và Lemuel Haynes, một người từng là nô lệ rất ngưỡng mộ Edwards, cả hai đã sử dụng chính thần học của Edwards để củng cố cho niềm tin quyết của họ về chủ nghĩa bãi nô.
Những thiếu sót của Edwards là một phần trong rất nhiều câu hỏi lớn về (1) lý do tại sao Cơ Đốc nhân không nên thánh nhanh hơn và trọn vẹn hơn, (2) làm thế nào tội lỗi, sự hữu hạn, bối cảnh gia đình và văn hóa đang làm mù lòa chúng ta khỏi những hiện thực quan trọng hơn, và (3) chúng ta nên học hỏi từ “các anh hùng” đã sống thiếu gương mẫu như thế nào. Bài viết nầy không phải là nơi bàn đến những câu hỏi đó, nhưng tôi muốn chỉ cho chúng ta tìm hiểu về những vấn đề nầy từ một sứ điệp rất hữu ích về Edwards và tình trạng nô lệ của Thabiti Anyabwile, và một đoạn phim ngắn lẫn podcast mà tôi đã làm để nói về những vấn đề nầy.
Bị sa thải nhục nhã
Vào năm 1750, Edwards bị sa thải một cách nhục nhã khỏi cương vị mục sư quản nhiệm Northampton vì có ý bất đồng về Lễ tiệc thánh. Mục sư tiền nhiệm của Hội thánh (là ông nội của Edwards) tin rằng ai cũng được dự Lễ tiệc thánh với hy vọng họ sẽ được cải đạo qua nghi lễ ấy. Vào mùa xuân năm 1749, ai nấy đều biết rằng Edwards không công nhận quan điểm nầy. Edwards đã viết một luận đề rất chi tiết để bênh vực cho quan điểm của mình, nhưng luận đề ấy chắc chắn không được đọc, và có một sự kêu nài rất lớn về việc sa thải ông.
Sau gần một năm tranh luận đầy căng thẳng, quyết định sa thải được đọc to trước mặt mọi người vào ngày 22 tháng 6 năm 1750. Edwards được 46 tuổi. Ông phải nuôi chín người con, đứa nhỏ nhất là Pierrepont mới ra đời được ba tháng trước khi ông bị sa thải.
Vào đầu tháng 12 năm 1750, Hội thánh ở Stockbridge, thuộc tiểu bang Massachusetts, cách Northampton về phía tây khoảng bốn mươi dặm, đây là ngôi làng nằm ngay vùng biên giới với New England, đã mời Edwards đến làm mục sư ở đó. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1751, ông đã trở thành mục sư quản nhiệm một Hội thánh nhỏ gồm có nhiều chủ thuộc địa và người Anh-điêng.
Ở Northampton, Edwards được hỗ trợ tài chính ổn định, ông nhận được (theo ông nói) “tiền lương hậu hĩnh nhất so với các mục sư trong địa hạt ở New England”. Nhưng ở Stockbridge, ông phải chịu áp lực về tài chính trước khi bán ngôi nhà ở Northampton, điều nầy có nghĩa là ông sẽ không có đủ giấy để viết lách. Công tác truyền giáo và Hội thánh ở Stockbridge đang có nhiều vấn đề rất cần sự quan tâm của Edwards. Họ cần phải xây một ngôi nhà, chuẩn bị bài giảng và phần giảng luận, người Anh-điêng mới cải đạo, (thí dụ, rào cản về ngôn ngữ và trường lớp phù hợp), đôi bên phải làm hòa, sử dụng sai tiền quỹ phải được giải quyết. Edwards đã giải quyết những vấn đề nầy một cách trung tín.
Chủ tịch Edwards
Nhưng tôi dám nói rằng: mục đích lớn lao hơn của Đức Chúa Trời trong ơn thần hựu lạ lùng và đau đớn mà Edwards phải chuyển đến Stockbridge, đó là đời sống tư tưởng và công trình viết lách của Edwards đã làm trong bảy năm ấy. Bốn quyển sách có ảnh hưởng nặng nề nhất của Edwards được viết vào năm 1752-1757: Ý chí tự do, Mục đích Chúa tạo nên thế giới, Bản chất của đức tính thật, và Giáo lý Cơ Đốc vĩ đại về nguyên tội. Paul Ramsey nói rằng họ “hoàn toàn không xứng đáng được ca ngợi khi “Hội thánh sở hữu bốn tác phẩm quý giá nhất” (Ý chí tự do, trang 8).
Bốn tháng sau khi hoàn thành phần cuối cùng của bốn tác phẩm vĩ đại nầy, vào ngày 24 tháng 9 năm 1757, con rể của Edwards, chủ tịch trường Cao đẳng Princeton, là Aaron Burr đã qua đời. (Burr là cha của Aaron Burr Junior, một chính khách đã bắn chết Alexander Hamilton trong cuộc đọ súng tay đôi nổi tiếng). Hai ngày sau, “hội đồng trường cao đẳng” họp lại và “quyết định chọn Edwards làm người kế nhiệm”. Edwards “không ngạc nhiên mấy” khi biết rằng ông đã được chọn trở thành chủ tịch của trường Princeton, nếu ông đồng ý. Mặc dù Edwards đã trả lời bằng những lo âu thực tế, ông đã kết thúc thư với lời hứa sẽ hỏi ý kiến và suy nghĩ về vấn đề nầy một cách nghiêm túc.
Hội đồng cố vấn được tổ chức vào ngày 4 tháng 1 năm 1758 ở Stockbridge đã quyết định rằng Edwards phải chấp nhận lời đề nghị ấy như là một nghĩa vụ. Khi nghe thấy quyết định ở trên, ông “liền khóc ngay lúc ấy, là điều rất hiếm thấy khi ông đang ở trước mặt mọi người” (Tưởng nhớ Jonathan Edwards, clxxvii). Ông đã lên án việc mọi người dễ dàng bỏ qua những tranh luận của ông, nhưng cuối cùng ông đã đồng ý. Hội truyền giáo mà ông đang phục vụ cũng cho phép, ông rời khỏi trường Princeton vào tháng 1, lên kế hoạch di chuyển gia đình vào mùa xuân.
Đức Chúa Trời tốt lành, đám mây đen
Vào ngày 13 tháng 2 năm 1758, đúng một tháng sau khi ông nhậm chức chủ tịch trường Princeton, Edwards phải tiêm phòng bệnh đậu mùa. Liều thuốc đã có tác dụng không mong muốn. Những nốt mụn ở dưới cổ của ông đã phát triển to đến nỗi ông không thể nuốt chất lỏng để có sức chống lại cơn sốt. Khi ông biết rằng mình sắp qua đời, ông gọi cô con gái Lucy của mình — đứa con duy nhất trong gia đình đang có mặt tại trường Princeton — để nói lời trăng trối sau cùng. Không hề lằm bằm vì phải bị cất đi trong thời kỳ đỉnh cao của mình, với nhiều hoài bão về công trình viết lách còn dở dang, nhưng ông lại tin quyết vào quyền tể trị tốt lành của Đức Chúa Trời, ông đã nói lời yên ủi gửi cho gia đình của mình:
Gửi Lucy, dường như ý Chúa muốn cha phải lìa xa con; cho nên hãy gửi gắm tình yêu của cha cho mẹ, rồi nói với bà ấy là: sự hội ngộ bất thường của chúng ta vẫn luôn là sự hiệp một thuộc linh mà anh hằng tin sẽ mãi mãi như vậy: cha hy vọng bà ấy sẽ được chăm sóc trong lúc khó khăn và đầu phục ý muốn Đức Chúa Trời một cách vui mừng. Còn các con của cha, bây giờ phải sống thiếu cha, nhưng cha hy vọng điều nầy sẽ thôi thúc các con tìm kiếm một Cha sẽ không bao giờ làm các con thất vọng.
Ông đã qua đời vào ngày 22 tháng 3 năm 1758. Bác sĩ đã viết một lá thư đầy khó khăn gửi cho vợ của ông hiện đang ở Stockbridge. Bà cũng đang bị bệnh khi nhận được lá thư, nhưng Đức Chúa Trời là Đấng cầm giữ mạng sống bà là Đức Chúa Trời mà Jonathan Edwards đã rao giảng. Thế là, vào ngày 3 tháng 4, bà đã viết thư cho Esther là con gái của mình,
Mẹ phải nói gì đây: một Đức Chúa Trời thánh khiết và tốt lành đã che phủ chúng ta bằng đám mây đen. Hy vọng chúng ta sẽ hôn cây gậy, lấy tay lên che miệng mình! Chúa đã làm điều ấy, Ngài khiến mẹ vấn vướng sự tốt lành của Ngài mà chúng ta đã nhận được từ lâu. Nhưng Đức Chúa Trời của mẹ là Đấng sống; tấm lòng của mẹ thuộc về Ngài. Chồng của mẹ, là cha của các con, đã để lại cho chúng ta một di sản! Hết thảy chúng ta đều sẽ dâng lên Đức Chúa Trời điều nầy: có con đây và tình yêu của con nữa.
Mẹ yêu dấu của con, Sarah Edwards
Vì mặt trời và đại dương
Vậy là cuộc đời của một người rất sốt sắng về uy quyền của Đức Chúa Trời đã kết thúc, thật ra là người rất nổi bật trong lịch sử Hội thánh. Sự đeo đuổi ấy thật mãnh liệt vì ông biết điều gì đang bị đe dọa, ông còn biết chẳng có sự suy đoán hay lý luận đơn thuần nào về Đức Chúa Trời có thể cứu rỗi linh hồn ông hoặc ban phước cho Hội thánh. Ông đã cống hiến hết sức lực để phục vụ cho mục đích cuối cùng của muôn vật — đó là vinh hiển của Đức Chúa Trời được tỏ ra qua góc nhìn thuộc linh và sự vui hưởng vinh hiển ấy.
Sự vui hưởng [Đức Chúa Trời] là niềm vui duy nhất mà linh hồn của chúng ta sẽ được thỏa mãn. Bước vào thiên đàng, để vui hưởng Đức Chúa Trời cách trọn vẹn, là tốt hơn hết thảy những thú vui của đời nầy đến vô cùng. Hỡi cha và mẹ, chồng, vợ, hoặc con cái, hoặc bạn bè trên đất nầy, đều chỉ là hình bóng; nhưng Đức Chúa Trời là thực thể. Họ chỉ là những tia nắng, còn Đức Chúa Trời là mặt trời. Họ chỉ là dòng nước. Còn Đức Chúa Trời là đại dương.