Tôi nhớ rõ đêm hôm ấy. May mắn là Ray không biết gì cả! Em bé thứ ba lại khóc vào lúc 1 giờ sáng, Dane đã được chín tháng rồi mà vẫn không tự ngủ được. Tôi sợ rằng nó sẽ đánh thức Eric và Krista, là hai đứa khác đang ngủ chung một phòng, tôi phải lên dỗ dành và cho nó bú, thế là nó bắt đầu mong đợi mẹ sẽ vào phòng mỗi khi nó khóc.
Tôi mệt rã rời vì cả ngày phải đáp ứng nhu cầu của ba đứa con và mỗi đem phải cho em bé bú sữa liên tục như vậy, đêm hôm đó tôi không chịu nỗi nữa. Khi em bé bắt đầu khóc, tôi nhìn Ray ngủ như một em bé không biết chuyện gì xảy ra, sự mệt mỏi và bực bội bắt đầu tuôn ra thành những tiếng nức nở ở trên gối. Khi tiếng khóc của tôi không làm cho Ray (làm thế nào những ông bố trẻ lại ngủ ngôn như vậy?), tôi cố thúc vai của anh ấy và khóc vào lỗ tai của anh. Thình lình, anh ấy đột nhiên ngồi dậy. “Em ơi, có chuyện gì vậy?” anh ấy hỏi vì thấy tôi khóc. “Em mệt mỏi. Em mệt quá đi”, tôi kêu gào. “Tôi không ngủ được cả tháng nay, còn anh thì ngáy trong khi con trai của anh kêu la ở phòng bên cạnh! Em không làm chuyện nầy được nữa đâu!”
May thay, Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một người đàn ông biết kiên nhẫn và thông cảm. Chúng tôi vượt qua đêm đó, ngày hôm sau Ray đã sắp xếp thời gian cho tôi được nghỉ ngơi ở nhà một người bạn cũ. Để xử lý tình trạng biểu tình của tôi vì đứa bé khóc hoài, Ray cho tôi có được những giấc ngủ ngon mà không bị làm phiền, trong khi anh ấy chăm sóc ba đứa nhỏ. Tôi trở về nhà trong tình trạng tươi tỉnh hơn — tôi không bao giờ biết rằng Dane đã phải dậy vào giữa đêm bao nhiêu lần, bởi vì anh ấy có thể ngủ tới sáng mà.
“Vai trò làm mẹ kêu gọi người phụ nữ phải dốc hết sức mình — đó là lúc chúng ta học được sự phục vụ, để trở nên giống như Đấng Christ”.
Đôi khi thực trạng nuôi dạy con cái vì cớ Đấng Christ chưa bao giờ xuất hiện trong giấc mơ được làm mẹ của tôi. Nhưng không lâu sau, chúng tôi chào đón đứa bé đầu tiên về nhà, tôi nhận ra vai trò làm mẹ đòi hỏi nhiều hơn những gì tôi có thể ban cho. Tôi phải tìm sức lực ở đâu để đầu phục ước muốn được ngủ ngon trong khi mình đã thấm mệt, hay là ước muốn được ăn uống mà không bị làm phiền, hoặc là ước muốn được rút quân khi mình cảm thấy quá tải? Trong vòng những năm tháng đầu tiên ấy, Đức Chúa Trời đã dùng những lẽ thật nầy để giúp tôi nương cậy nơi sức lực của Ngài khi sự mệt mỏi và sợ hãi đe dọa tôi.
Đức Chúa Trời tiếp nhận người có nhu cầu
Vai trò làm mẹ là lúc các chị em phụ nữ học cách phục vụ. Khi chúng ta vật lộn với những trách nhiệm và đòi hỏi của việc làm mẹ, nan đề sâu xa của chúng ta không nhất thiết là bận rộn hoặc là người chồng thiếu nhạy bén, một đứa bé bị đau bụng, hay tài chính eo hẹp. Nan đề sâu xa của chúng ta là xu hướng lấy cái tôi làm trung tâm. Làm mẹ rất mệt mỏi, lộn xộn và chẳng có gì là vinh quang cả.
Mỗi đứa con cần — và xứng đáng có được — một cam kết vô điều kiện từ ít nhất là một người lớn ở trong cuộc đời của nó. Đây là một cam kết phải trả giá. Nhưng cái gì có giá trị đều có giá phải trả: một lòng tận hiến cho Đấng Christ, một đời sống chính trực, một hôn nhân hạnh phúc — và làm mẹ của mấy đứa con. Vai trò làm mẹ kêu gọi người phụ nữ phải dốc hết sức mình – đó là lúc chúng ta học được sự phục vụ, để trở nên giống như Đấng Christ. Chúng ta đi theo Đấng “đã tự bỏ mình đi, lấy hình tôi tớ và trở nên giống như loài người” (Phi-líp 2:7).
Khi chúng ta phục vụ mấy đứa con của mình, chúng ta có thể nương cậy vào việc Chúa tiếp nhận người đầy tớ của Ngài (Ê-sai 42:1). Đôi tay của Ngài luôn rộng mở đón nhận những người mẹ đang mệt mỏi và có nhu cầu. Ngài không chỉ dang rộng cánh tay để đón nhận những người mẹ đã kiệt sức — Ngài còn bồng ẵm các con của chúng tôi trong lòng Ngài. Ê-sai 40:11 cho chúng ta biết rằng Chúa thay các chiên con vào cánh tay mình và ẵm vào lòng, từ từ dắt các chiên cái đương cho bú. Cứu Chúa của chúng ta, là Đầy tớ, cũng là Đấng chăn chiên hiền lành của chúng ta nữa. Vậy nên, khi cơ thể của chúng ta mệt rã rời, Ngài hiểu và sẽ dìu dắt chúng ta vào trong chỗ linh hồn của chúng ta được nghỉ ngơi (Thi thiên 23:2-3), thêm sức cho chúng ta nhờ quyền phép vinh hiển Ngài, được có sức mạnh mọi bề, để nhịn nhục vui vẻ mà chịu mọi sự” (Cô-lô-se 1:11).
Khi vai trò làm mẹ của chúng ta bị khô hạn, cô lập, và thất vọng, chúng ta có một lựa chọn. Chúng ta có thể cự tuyệt tình trạng bị làm phiền một cách liên tục trong những lúc chúng ta có thời gian và không gian riêng, để cho sự bực bội càng thêm lên. Hoặc là chúng ta chào đón mấy đứa con đang chỉ ra sự yếu đuối của chúng ta và cho chúng ta thấy nhu cầu của mình nữa. Chúng ta, là những kẻ biết Đấng Christ, thuộc về Cứu Chúa là Đấng đáp ứng mọi nhu cầu (Ma-thi-ơ 11:28). Người mạnh sức không cần Ngài đâu. Hãy tiếp tục nương cậy Chúa nhé!
Thiên chức làm mẹ
Những người mẹ sẽ xây dựng nền móng đức tin cho tương lai. Người mẹ là nhân tố đầu tiên sẽ ảnh hưởng đời sống của đứa con. Người mẹ sẽ xác định cung bậc cảm xúc ở nhà của mình, uốn nắn linh hồn của đứa con, và đóng vai trò quan trọng ở trong thế giới nầy vì thiên chức mà Chúa đã ban cho họ. Con cái của người là cơ nghiệp người trong tương lai, mang đậm nét riêng của người mẹ suốt cuộc đời của chúng.
Qua vai trò làm mẹ, đặc biệt là những năm tháng đầu đời, chúng ta đang chúc phước cho con cái của mình bằng cách cam kết mang đến sự yên ủi và cảm giác yên ninh. Chúng ta đang dạy dỗ con cái của mình mọi giá trị sẽ được truyền thụ qua nhiều thế hệ kế tiếp: tình yêu thương, sự trung tín, sự vâng lời, sự tôn trọng, sự thành thật, sự rộng rãi. Khi chúng ta phục vụ con cái của mình thật tốt, chúng ta đang dạy chúng biết tiếp nhận nghĩa vụ đạo đức sẽ giúp chúng tạo ra các mối quan hệ lành mạnh, hôn nhân hạnh phúc, và một gia đình có sự yên ninh. Sự nhạy bén, tình cảm, và sự để ý không hấp tấp của chúng ta đang gieo trồng những hạt giống sẽ tạo ra bông trái lành cho năm tháng sau nầy.
Hãy tận hưởng thiên chức được sai phái những người nam hay người nữ có sự can đảm, giàu nghị lực và yêu mến Chúa vào trong thế gian đầy tội lỗi để sống vì cớ Đấng Christ.
Chúng ta có thể tạo ra cung bậc cảm xúc ở trong nhà. Chúng ta có thể giúp xây dựng một môi trường để khám phá, tăng trưởng và khuyến khích sự sáng tạo. Chúng ta phải tư vấn và khích lệ con cái của mình biết cự tuyệt quyền lợi của cái tôi đang nhận chìm thế giới của chúng ta ngày nay. Chúng ta đang chuẩn bị cho con cái có những mối quan hệ tương lai như cách chúng ta đang nuôi dưỡng chúng. Công khó và những nỗ lực quý giá của chúng ta sẽ dạy con cái biết cách tôn trọng người cha của chúng và anh chị em của mình, làm thế nào để biết giải trí lành mạnh, làm thế nào biết trân trọng sự sạch sẽ và nết lịch sự, và cuối cùng là cuộc chiến nào đáng để tiêu hóa năng lượng và tiếng tăm của mình.
Ai đó sẽ ảnh hưởng con cái của chúng ta
Hãy nghĩ đến thiên chức được dìu dắt tâm trí và tấm lòng của đứa trẻ còn nhỏ theo con đường phát triển tâm linh, trí tuệ và xã hội mà xem. Hãy nghĩ đến phước hạnh được chia sẻ với các con về Đức Chúa Trời cai trị vũ trụ và chân lý đời đời trong Lời Ngài mà xem. Hãy nghĩ đến niềm vui được nhìn thấy con cái của mình nói ra lẽ thật khi gặp khó khăn, bày tỏ tình yêu thương thay vì sự ích kỷ, và làm sự nhân từ bằng lòng chân thật. Hãy tận hưởng thiên chức được sai phái những người nam hay người nữ có sự can đảm, giàu nghị lực và yêu mến Chúa vào trong thế gian đầy tội lỗi để sống vì cớ Đấng Christ. Đừng ngã lòng nhé!
Ai đó sẽ ảnh hưởng con cái của chúng ta trong những năm đầu đời, bao gồm cả những giá trị và tiêu chuẩn khó phai nhạt ở trong linh hồn yếu ớt của chúng. Người đó phải là chúng ta. Khi làm bà của mười lăm đứa cháu, tôi có thể cam đoan với chúng ta rằng những gì chúng ta đã trả giá trong vai trò làm mẹ sẽ không phai mờ khi chúng ta nhìn thấy con cái của mình lớn lên trong Đấng Christ, tuyên bố Ngài là Cứu Chúa và Chủ của chúng. “Chớ mệt nhọc về sự làm lành, vì nếu chúng ta không trễ nải, thì đến kỳ, chúng ta sẽ gặt” (Ga-la-ti 6:9).
Khi chúng ta đón nhận thiên chức làm mẹ, hãy trở thành người phụ nữ sẵn sàng trả giá và đầu phục tiếng gọi của việc trở thành người mẹ tin kính luôn hy sinh. Đừng phớt lờ những gì Đức Chúa Trời đã kêu gọi chúng ta làm hoặc bỏ qua những gì Ngài đòi hỏi ở chúng ta — những đầy tớ của Ngài sẽ dấy lên một thế hệ. Đây là điều có giá trị. “Hãy hầu việc Đấng Christ” (Cô-lô-se 3:24).