13 Th7, 2021

Không ai yêu bản thân như Chúa Jêsus

Không ai yêu bản thân như Chúa Jêsus
Image

Góc nhìn của Desiring God
Tài liệu Cơ Đốc cho người Việt

Không ai yêu Ngài nhiều như Chúa Jêsus. Tôi sẽ giải thích.

Một vài khả năng tuyệt vời mà Đức Chúa Trời đã ban cho loài người đã bị bóp méo bởi tội lỗi. Sau sự sa ngã, khả năng yêu bản thân là một ý tưởng khó hiểu vô cùng đối với chúng ta là Cơ Đốc nhân. Chúng ta liên tục bị bắn phá bởi những triết lý vô tín về sự tiến bộ của bản thân, sự tự trọng, sự tự làm, sự phát triển toàn diện về khả năng và trí tuệ, sự tự mãn, và nhiều điều khác nữa, chúng ta chỉ toàn làm ngược lại mà thôi.

Nhưng chúng ta phải cẩn thận. Các nhà thần học trong quá khứ đã phân biệt giữa việc (1) yêu bản thân theo tự nhiên, là điều muôn vật vốn có; (2) yêu bản thân theo tội lỗi, là điều loài người vốn có; và (3) yêu bản thân theo ân điển, là điều Cơ Đốc nhân đã tái sanh thuộc về Đức Chúa Trời được sở hữu.

Yêu bản thân theo tự nhiên

Yêu bản thân theo tự nhiên có liên quan đến quy luật tự nhiên. Ngay cả loài vật cũng vậy. Nói một cách nào đó thì sống là phải yêu mình. Theo như Stephen Charnock là một nhà Thanh giáo nói rằng: “Yêu bản thân không chỉ là điều nên làm, mà còn là điều cần thiết nữa, đây là thước đo trách nhiệm của chúng ta đối với người lân cận, là đối tượng mà chúng ta không thể yêu như mình được, nếu chúng ta không biết yêu bản thân trước: Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta khả năng biết yêu bản thân một cách tự nhiên, làm cho nguyên tắc tự nhiên nầy trở thành thước đo tình cảm của chúng ta đối với mọi người, là những ai có cùng dòng huyết trong người” (Các tác phẩm của Stephen Charnock, 1:223).

“Khi chúng ta ở trong Đấng Christ và làm mọi việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, thì chúng ta mới thực sự yêu bản thân mình”.

Người nào ăn và ngủ là đang bày tỏ một cách yêu bản thân đến nỗi muốn bảo toàn mạng sống của mình. Người đó không nhất thiết phải là Cơ Đốc nhân mới sở hữu khả năng yêu bản thân nầy. Tất nhiên, từ trong tội lỗi, ai nấy đều có thể và đang bày tỏ sự ghét mình khi họ tự đâm mình hoặc là hủy hoại thân thể của mình bằng thói tham ăn. Nhưng điều cần nhấn mạnh đó là ai nấy đều cho thấy khả năng yêu bản thân ở một cấp độ nào đó khi họ hít thở không khí để bảo toàn mạng sống, hoặc là khi họ uống một ly nước để giải khát và cung cấp nước cho cơ thể.

Khi một người đến gặp bác sĩ và uống thuốc phòng bệnh, người đó làm vậy vì muốn yêu bản thân. Khi chúng ta cười đùa với bạn bè, chúng ta đang yêu bản thân. Khi chúng ta mặc quần áo ấm trong ngày giá rét, chúng ta đang yêu bản thân. Vậy thì, yêu bản thân là một nguyên lý tự nhiên ở trong mọi người đến nỗi thôi thúc chúng ta tìm kiếm một cuộc sống chất lượng hơn.

Yêu bản thân theo tội lỗi

Một cách yêu bản thân cần phải né tránh đó là yêu bản thân theo xác thịt. Vì cớ tội lỗi mà thứ tình cảm nầy trổi dậy ở trong lòng người một cách tự nhiên giống như việc hít thở không khí vậy. Theo Charnock, yêu bản thân là nghịch lại với Đức Chúa Trời “khi tư tưởng, tình cảm, ý muốn, tấm lòng của chúng ta chỉ hứng thú với xác thịt, và cướp đi sự vinh hiển của Đức Chúa Trời… Vì vậy mà yêu bản thân theo tự nhiên là tội lỗi khi nó không phục dưới quyền của Đức Chúa Trời mà muốn cai trị ở trên Ngài” (Các tác phẩm, 1:224).

Sứ đồ Phao-lô nói về việc yêu bản thân theo tội lỗi khi ông nói là: vào thời kỳ cuối cùng, ai nấy “sẽ trở nên vị kỷ, tham tiền, khoe khoang, kiêu ngạo, lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, bạc bẽo, bất khiết” (2 Ti-mô-thê 3:2). Tư tưởng, kế hoạch, và ước muốn của chúng ta đều bị chi phối bởi thú vui của xác thịt. Khả năng yêu bản thân, vốn là tốt lành, lại trở thành điều ác vì cớ tội lỗi. Ý chí của chúng ta muốn cai trị ở trên ý muốn của Đức Chúa Trời; sự vinh quang của chúng ta muốn xóa mờ sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (Giăng 5:44).

Yêu bản thân theo tội lỗi thực ra là một dạng của sự ghét mình. Khi chúng ta tự đặt mình vào ngôi vị của Đức Chúa Trời, chúng ta làm như thế vì lợi ích tồi tệ nhất của riêng mình. Chính việc yêu bản thân như thế đang làm tổn thương, hủy hoại, và dẫn chúng ta đến chỗ đoán xét và không có sự vui vẻ. Tất cả tội lỗi đều là kết quả từ chính tình yêu nầy. Thomas Manton là một nhà Thanh giáo khác nói rằng: “Gốc rễ của sự tham nhũng là yêu bản thân theo tánh xác thịt, vì đây là ngọn nguồn của mọi tội lỗi; bởi vì loài người yêu bản thân mình, mà xác thịt của họ là bản thân họ, hơn Đức Chúa Trời” (Các tác phẩm của Thomas Manton, 12:68). 

Thí dụ, chúng ta nổi giận thường là vì không thực hiện được ý muốn của mình. Chúng ta ganh tị vì chúng ta muốn cái người khác có và cảm thấy đau khổ vì người khác được phước. Chúng ta thiếu kiên nhẫn, giống như tức giận, vì không thực hiện được ý muốn của mình ngay lập tức. Sự tham lam là cái tôi được lợi ích nhiều hơn mức cần thiết. Sự kiêu ngạo là coi giá trị bản thân cao hơn mức cần thiết.

Tội lỗi và cái tôi

Charnock hiểu rằng tội lỗi luôn nhắm đến việc làm thỏa mãn cái tôi, vì nó lan ra khắp cơ thể của chúng ta, nên đã ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận mọi việc. Thí dụ, theo Charnock thì chúng ta thường giải nghĩa mọi hành động của mình là đúng và tốt, ngay cả khi chúng không phải như vậy:

Trí tuệ không chấp nhận sự sai trật, nhưng coi mọi thứ đều là đúng, và ý chí không chấp nhận điều ác, nhưng coi mọi thứ đều là tốt; [và] chúng ta đo lường chân lý và sự tốt lành của mọi vật không phải bằng Lời Chúa, [đáng lý phải là vậy], mà bằng cái tôi, sự hài lòng là mục tiêu sống của chúng ta. (Các tác phẩm, 1:224)

Đây là điểm mấu chốt cho thấy cách loài người cư xử trong thế giới nầy. Mọi hành động của chúng ta gần như được coi là công bình, thường được xem là tốt lành. Khả năng yêu bản thân quá mức của chúng ta có nghĩa là chúng ta muốn cư xử thật tốt, vì yêu bản thân theo tội lỗi đòi hỏi sự tự xưng công bình. Đối với loài người thì tội lỗi và cái tôi đều như nhau.

Hình tượng và kẻ thờ lạy hình tượng

Yêu bản thân là một hình tượng; kỳ thực Richard Sibbes nói rằng: “Người đó là hình tượng và kẻ thờ lạy hình tượng; người đó có tình yêu dành cho bản thân rất cao, còn ai không yêu quý người đó sẽ bị người đó bắt nạt lại” (Các tác phẩm của Richard Sibbes, 4:183). Đây là lý do vì sao sự cải đạo thật là khó vô cùng. Chúng ta yêu bản thân nhiều đến nỗi ước muốn từ bỏ cái tôi của mình cũng không có.

Đôi khi chúng ta nghe thấy những người có ý định tốt hỏi rằng: “Bạn có muốn tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng không?” Nhưng sự cải đạo thật xảy ra khi chúng ta tự nguyện, dẫu đau đớn thế nào, cũng phải từ bỏ cái tôi của mình, thuận phục ý chí, và vui vẻ phục vụ ý muốn và kế hoạch của nhà Vua. Khi nói với người Do thái, Chúa Jêsus đã phán rằng: Các ngươi vẫn nhận vinh quang của nhau, không tìm cầu vinh quang đến từ Đức Chúa Trời duy nhất thì làm sao các ngươi tin được? (Giăng 5:44).

Yêu bản thân theo tội lỗi là một cuộc chiến giữa loài người và Đức Chúa Trời. Ai sẽ được vinh hiển? Sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, là mục tiêu tối cao của chúng ta, đã được thay bằng sự vinh hiển riêng mà chúng ta cho là mục tiêu cao nhất, đây là ngọn nguồn của mọi tôi lỗi.

Yêu bản thân theo cách siêu nhiên

Phương thuốc chữa bệnh yêu bản thân là yêu bản thân.

“Đấng Christ yêu chính Ngài, Đấng thánh khiết và trong sạch, là lý do vì sao chúng ta được cứu khỏi tội lỗi”.

Chúng ta cần phải yêu bản thân thật tốt là những gì Charnock gọi là “yêu bản thân theo ân điển”. Nói về ba cách yêu bản thân, ông nói rằng: “Cách đầu tiên là theo tự nhiên, cách thứ hai là theo tội lỗi, cách thứ ba là theo ân điển. Cách đầu tiên vốn có từ thời sáng tạo, cách thứ hai là kết quả của sự sa ngã, cách thứ ba là quyền phép của ân điển” (Các tác phẩm, 1:224). Để yêu bản thân cho đúng, chúng ta phải yêu bản thân như ý Đức Chúa Trời muốn chúng ta yêu bản thân. Chúng ta yêu bản thân thật khi chúng ta yêu bản thên theo ý Ngài.

Khi chúng ta ở trong Đấng Christ và làm mọi việc vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, chúng ta mới thực sự yêu bản thân. Chúng ta yêu bản thân hơn thói yêu bản thân theo tự nhiên là điềi vốn dĩ ở trong mọi loài, vì chúng ta đang nghĩ tới cõi đời đời và không chỉ dừng lại ở đời gian ác nầy.

Thí dụ, Chúa phán với các môn đồ của Ngài rằng: “Nếu ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ chính mình, vác thập tự giá mình mà theo Ta. Vì bất cứ ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai vì Ta mà mất mạng sống thì sẽ tìm lại được” (Ma-thi-ơ 16:24-25). Đây là yêu bản thân thật: từ bỏ chính mình – tức là đầu phục thói yêu bản thân theo tội lỗi – để được sự sống.

Cũng vậy, người nào yêu gia đình vì cớ Đấng Christ “sẽ nhận được gấp trăm lần hơn, và thừa hưởng sự sống đời đời” (Ma-thi-ơ 19:29). Yêu bản thân theo ân điển là sống từ bỏ cái tôi, phục vụ Đấng Christ trước hết và trên hết, và tin vào những lời hứa dành cho người nào sống trung tín. Yêu bản thân theo tội lỗi muốn được ưu tiên và là đầu hết, nhưng Chúa của chúng ta phán rằng: “Nhưng có nhiều người đầu sẽ trở nên cuối, và người cuối sẽ trở nên đầu”. (Ma-thi-ơ 19:30).

Chúa Jêsus yêu chính Ngài như thế nào

Chúa của chúng ta là tấm gương xuất sắc trong việc yêu bản thân theo ân điển. Chúa đã sống đúng lời Ngài đã giảng là: “Tôi từng bày bảo luôn cho anh em rằng phải chịu khó làm việc như vậy, để giúp đỡ người yếu đuối, và nhớ lại lời chính Đức Chúa Jêsus có phán rằng: Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh” (Công vụ 20:35).

Sứ đồ Phao-lô nêu lên tầm quan trọng của việc yêu bản thân theo ân điển khi chúng ta giúp đỡ người yếu đuối: “Ban cho thì có phước hơn là nhận lãnh”. Nếu chúng ta muốn được phước, chúng ta không nên tìm phước bằng cách yêu bản thân theo tội lỗi, mà bằng cách yêu bản thân theo ân điển.

Trong thư tín Ê-phê-sô, sứ đồ Phao-lô giải thích người chồng phải “yêu vợ như chính thân mình” (Ê-phê-sô 5:28). Đây là yêu bản thân theo ân điển. Người nào làm chồng mà biết hy sinh cho vợ mình thì người đó thực sự yêu bản thân. Điều nầy cũng xảy ra đối với Chúa của chúng ta, Ngài là chồng của nàng dâu, là Hội thánh. Khi Chúa yêu chúng ta, thì Ngài yêu chính Ngài. Khi Chúa yêu chính Ngài, thì Ngài yêu chúng ta. Chính sự yêu bản thân của Đấng Christ, là Đấng có sự thánh khiết và trọng sạch, là lý do vì sao chúng ta được cứu khỏi tội lỗi.

Không ai trên đất nầy yêu bản thân như Chúa Jêsus. Giải pháp thật cho vấn đề yêu bản thân trong thế giới nầy là yêu bản thân của Chúa Jêsus.

Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.

Chia sẻ với mọi người . . .