Ngày xửa ngày xưa, trong một thế giới không có xe cộ và màn hình, con người không còn cách nào khác ngoài việc góp mặt tại nơi họ đang sinh sống.
Nếu ngôi nhà của bạn nằm ở phía đông bắc của thành phố, thì họ làm việc và thờ phượng ở phía đó. Họ biết tên hàng tá láng giềng vì họ gọi tên những người đó nhiều lắm! Giải trí là sự kiện chung của gia đình hoặc cộng đồng: đó là đối thoại với nhau vào bữa tối, chơi đùa với mấy đứa trong xóm, tổ chức liên hoan ở công viên. Thường thì họ đã quen thuộc với mọi thứ xảy ra ở trong vùng, ngay cả công ăn việc làm cũng chẳng bị những điều đó gây cản trở. Họ còn biết con suối nầy có kênh nào và cây phong to cao ở sau nhà là loại gì.
Mấy tờ báo đã mở ra hướng tiếp cận với thế giới rộng lớn, ngay cả giấy báo được sản xuất tại nhà nữa. Nó tìm đến ngay trước cửa, có tên thành phố ở đầu trang, mấy câu chuyện thường ngày rải đầy khắp các trang báo. Đối với họ, “tin tức” chủ yếu đã xảy ra ngay tại nơi họ sinh sống, ngay giữ vòng những người mà họ đã rất quen thuộc.
Một câu tục ngữ nói thế nầy: “Con dê phải gặm cỏ đến khi mệt mới thôi”. Ngày xưa, loài người tìm thấy nhau ở trong một khu vực và một nhóm người, họ sinh sống, cười đùa và yêu thương nhau. Họ chung sống với nhau đến bảy mươi hay tám mươi tuổi là độ tuổi mà chúng ta đang cảm thấy không với nỗi. Họ phải sống như thế; con dê phải gặm cỏ đến khi mệt mới thôi.
Tuy nhiên, ngày hôm nay thì nhiều người đang nói lại rằng: “Nếu con dê đó có điện thoại”.
Làm khách ở nhà
Hình ảnh được minh họa ở trên không có ý hoài niệm chuyện ngày xưa. Tội lỗi, sự buồn phiền, và sự ghét bỏ đã chung sống trong thế giới thật trước khi có thế giới ảo. Nhưng câu hỏi vẫn còn đó: Từ khi nào chúng ta biết rõ hàng xóm trên mạng xã hội hơn láng giềng ở ngay bên cạnh? Tại sao chúng ta cảnh giác với những chuyện nổi cộm trong xã hội hơn những gì xảy ra ở trong Hội thánh hoặc cộng đồng của mình? Hậu quả của việc lướt qua những nơi mà chúng ta không có sự ràng buộc — tức là không có mặt ở đó là gì?
Trong quyển tiểu thuyết Jayber Crow, Wendell Berry miêu tả tác động của đường cao tốc vào giữa thế kỷ hai mươi đối với các khu vực hẻo lánh là: “Đường xa lộ cắt ngang các nông trại. Làm cho nhà nầy với nhà kia phải bị chia rẽ. Làm cho những thứ xa nhau phải gần nhau, và những thứ gần nhau phải xa nhau” (trang 281). Thông tin về đường siêu xa lộ cũng gây ra điều tương: không còn thấy gì nữa, nó là bốn làn đường nằm ở giữa các gia đình, ngay cả những thành viên trong gia đình cũng bị. Nó làm cho những thứ xa nhau phải gần nhau, và những thứ gần nhau phải xa nhau.
“Nhiều người trong chúng ta căng tròn đôi mắt ngắm nghía nơi đầu cùng đất — mà quên mất miếng đất ở ngay hiện tại”.
Thật là đúng, kiến thức về con người và địa lý ở đằng xa có thể phục vụ chúng ta; tin tức từ đằng xa có thể giúp chúng ta sống khôn ngoan hơn. Nhưng chúng cũng làm cho chúng ta ngu muội theo, vua Sa-lô-môn nói với chúng ta rằng: “Có sự khôn ngoan trước mặt người thông sáng; song con mắt kẻ ngu muội ở nơi địa cực” (Châm ngôn 17:24). Nhiều người trong chúng ta căng tròn đôi mắt ngắm nghía nơi đầu cùng đất — mà quên mất miếng đất ở ngay hiện tại. Giống như người kia nhầm lẫn cặp mắt trần với cặp mắt kính, thì chúng ta cũng thường biết nhiều vấn đề ở đằng xa hơn là nhu cầu, khó khăn, niềm vui và nỗi buồn của người ở gần.
Chẳng thể chối cãi được nữa, có lẽ chúng ta cũng không để ý là màn hình đang dẫn chúng ta đi lưu đày. Khi ở nhà để lên mạng, thì chúng ta đang làm khách ở nhà.
Đa nơi
Chúng ta gọi một người sống chỗ nầy chỗ kia là “đa nơi”, từ nầy sẽ làm họ hàng với một chữ nổi tiếng là đa nhiệm. Chúng ta biết đa nhiệm chỉ là tên gọi thông minh dành cho một ảo tưởng chung. Chúng ta không thể làm hai việc cùng một lúc nhưng có thể chuyển đổi qua lại giữa hai việc, tập trung và hoàn thành cả hai việc bằng một quá trình gặm nhấm. Khi cố gắng làm hai việc cùng lúc, chúng ta không xử lý được việc gì cả.
Cũng vậy đối với trạng thái đa nơi. Nếu chúng ta không thể tập trung làm hai việc cùng lúc, thì chúng ta cũng không thể sống ở hai nơi cùng lúc được. Thời gian và sự tập trung đều bị lãng phí. Hễ chúng ta càng dành thời gian với những bạn bè từ xa, thì chúng ta càng dành ít thời gian với hàng xóm bên cạnh. Hễ chúng ta càng chú ý nhiều vào tin thời sự quốc gia hay quốc tế, thì chúng ta càng ít chú ý vào hàng xóm bên cạnh. Hễ chúng ta càng nhướng mắt nhìn về nơi tận cùng cõi đất, thì chúng ta càng ít để ý đến người phối ngẫu, con cái, và Hội thánh địa phương.
Thế giới ảo có thể khiến chúng ta nghĩ rằng mình có thể chia đôi bản thể có giới hạn nầy ra làm hai. Nhưng cố gắng sống chỗ nầy chỗ kia cùng lúc, hết sức chú ý vào đằng xa trong khi còn sống ở tại địa phương, thì chúng ta không hề có mặt ở đâu cả.
Chúng ta đều biết cảm giác ở gần một người suốt ngày dán mắt vào điện thoại là như thế nào phải không! Mỗi giây phút trôi qua, đôi mắt láo liên, ngón cái vuốt ngược xuôi, tiếng cười và âm thanh phát ra cách tự động. Cơ thể ở ngay đó, còn tâm trí đang phượt ở chỗ khác — nhưng người nầy đang ở đâu? Chẳng ở đâu cả!
Hai nơi một lúc
Chúng ta vẫn đang đánh giá những thực tại trong số tạo vật. Ban đầu, Đức Chúa Trời “định trước thì giờ đời người ta, cùng giới hạn chỗ ở” (Công vụ 17:26). Chúa đặt cơ thể chúng ta ở tại nơi có những người khác ở chung quanh, Ngài định trước rằng chúng ta sẽ sống, động, và có ở tại chỗ nầy, chứ không phải đằng kia. Chúa giữ phần thuộc của chúng ta (Thi thiên 16:5).
Chúng ta nhận được bài học tương tự về sự cứu rỗi, ngay cả khi kẻ được cứu cũng sống hai nơi một lúc. Sứ đồ Phao-lô chào các tín hữu ở thành Phi-líp là “…gởi cho hết thảy thánh đồ trong Đức Chúa Jêsus Christ, ở thành Phi-líp…” (Phi-líp 1:1). Cũng như hết thảy Cơ Đốc nhân ở mọi nơi, các tín hữu ở thành Phi-líp đã được “đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Ê-phê-sô 2:6). Họ đã sống “trong Đức Chúa Jêsus Christ”.
Nhưng họ cũng sống “ở thành Phi-líp”. Được sống trong Đấng Christ không hề cất họ khỏi cuộc sống tại thành Phi-líp, mà còn sai họ dấn thân vào trong cuộc sống của thành nầy rằng: hãy coi chừng những nguy hiểm (Phi-líp 3:2), hãy sống tỉnh thức trước mặt những người lân cận mình (Phi-líp 4:5), hãy sống động ở trong những điều Chúa ban cho (Phi-líp 4:8), đặc biệt là tỉnh thức trong việc sống thờ phượng Chúa (Phi-líp 2:1-2).
Nói cách khác, đời sống thuộc linh đã uốn nắn và chi phối đời sống thuộc thể. Nhân diện của chúng ta ở trong Đấng Christ đã được định hình ở ngoài đời và trong các tiệm tạp hóa, ở nhà và ở trường, ngoài đường lộ và trong đường hẻm ở tại thành Phi-líp. Về tạo hoá thì Đức Chúa Trời định rằng họ sẽ sinh sống tại thành Phi-líp; về sự cứu rỗi thì Chúa đã ban cho các tín hữu ở thành Phi-líp được sống và trở nên giống như ảnh tượng của Con Đức Chúa Trời. Địa điểm sinh sống của họ không chỉ liên quan đến sự tạo hoá, mà còn liên quan đến sự cứu rỗi nữa.
Những kẻ được cứu không chỉ sống ở trong Đấng Christ, mà còn sống ở trong Đấng Christ tại thành phố Chicago, Glasgow, Nairobi, St. Petersburh, Seoul. Sự cứu chuộc cũng giống như sự tạo hóa đều xảy ra ở trong thực tại.
Trẻ em và thi sĩ
G.K. Chesterton viết vài dòng dưới đây ngay sau khi tạo ra xe hơi, và trước thời có màn hình, như sau:
Thật là hay khi ngồi trong xe hơi để đi vòng quanh thế giới, để cảm nhận bán đảo Arabia với những cuộn gió cát, hoặc Trung Hoa với những cánh đồng lúa. Nhưng bán đảo Arabia không nổi tiếng với những cuộn gió cát và Trung Hoa cũng không nổi tiếng với những cánh đồng lúa. Cả hai có các nền văn minh cổ với những đức tính kỳ lạ bị che mờ giống như các báu vật. Nếu chúng ta muốn hiểu họ thì phải trở thành những nhà du lịch hoặc các nhà điều tra, chắc hẳn họ phải là những đứa con trung thành và những thi sĩ lớn đầy tính nhẫn nại. (Dị giáo, trang 51–52)
Tất nhiên là ngày hôm nay, chúng ta đi qua những nơi xa không chỉ bằng xe hơi, mà còn những nơi gần qua màn hình nữa. Nhưng nếu chúng ta muốn bắt đầu sống tại nơi mình đang ở — để hiểu rõ chứ không chỉ ở suốt trong nhà — chúng ta cũng cần phải có cái gọi là những đứa con trung thành và những thi sĩ lớn đầy tính nhẫn nại.
Con cái có sự trung thành bẩm sinh: người cha không cần phải thật lẫm liệt; người cha chỉ cần làm cha của chúng mà thôi. Các thi sĩ có sự tập trung cao độ: họ nhìn thấy những điềm lạ trong giới thế tục. Tất nhiên, hầu hết chúng ta không còn nhỏ và cũng chưa phải nhà thơ. Nhưng bằng sự vùa giúp của Đức Chúa Trời, chúng ta có thể bắt đầu xây đắp lòng trung thành và sự tập trung cho những người ở xung quanh và những khu vực lân cận.
Nếu chúng ta làm như vậy, thì chúng ta có thể thấy sống ở thực tại thú vị và tuyệt vời biết bao!
Đây là nơi có những điều kỳ diệu
“Hỡi Đức Giê-hô-va, công việc Ngài nhiều biết bao!” (Thi thiên 104:24), đây là tiếng hát của một trong số các thi sĩ giống trẻ thơ nhất trong Kinh Thánh, thế hệ trước thời có xe hơi, xe lửa, máy bay, màn hình có thể nói lên công việc Chúa thật cao sâu tuyệt vời. Vậy thì ông tìm kiếm ở đâu? Điều gì khiến ông nói được như vậy? Những đám mây, mặt đất, ngọn đồi, dòng sông, động vật, và những kẻ mang ảnh tượng của Đức Chúa Trời tô điểm cho một khu vực mà ông ấy gọi là nhà.
“Sống ở thực tại làm thế giới lớn trở lại”.
Về mặt nào đó thì thế giới của trước giả Thi thiên từng là một nơi nhỏ hơn chúng ta bây giờ; nhưng quan trong hơn là thế giới ấy còn rộng hơn ngày hôm nay nữa. Khi sống với bản chất giới hạn của mình, ở tại khu vực và thời gian đã được Chúa ban phước rồi, ông còn nhìn thấy nhiều hơn những gì chúng ta thấy ngày hôm nay nữa. Ai có mắt mà xem những gì Thi thiên 140 mô tả? Chúng ta chỉ toàn sống cúi đầu — cồng xuống nhìn vào thiết bị di động — phi nước kiệu vòng quanh thế giới bằng các thiết bị di động trong khi dẫm lên những bông hoa ở trong nhà.
Sống ở thực tại làm thế giới lớn trở lại. Sống như thế sẽ khiến chúng ta tỉnh thức mỗi ngày trước những điều kỳ diệu ở trong nhà, với hàng xóm, và Hội thánh. Sống như thế sẽ nhắc chúng ta nhớ rằng những điều đáng vui mừng và khẩn trương không phải ra từ màn hình, mà đến từ những thành công và khó khăn của các anh chị em trong nhóm nhỏ của mình. Sống như thế sẽ giúp chúng ta thấy được những điều rực rỡ của thiên hà đang ở ngay trong đời thực, trong sự tạo hóa của Đức Chúa Trời, là nơi các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Ngài, muôn vật ca ngợi Ngài, và những linh hồn bất tử đang sống, đi lại, cười và khóc.
Hãy sống ở thực tại: không phải vì ngôi nhà là nơi kỳ diệu nhất thế giới, mà vì Đức Chúa Trời đã định trước chỗ ở cho chúng ta. Còn ai có mắt mà xem, công việc của Ngài nhiều biết bao.