20 Th10, 2021

Đừng lỡ hôn nhân

Tại sao kẻ được xưng công bình ưa thích sự thánh khiết
Đừng lỡ hôn nhân
Image

Góc nhìn của Desiring God
Tài liệu Cơ Đốc cho người Việt

Khi tôi kết hôn, tôi muốn có một hôn nhân thật lâu bền. Tất nhiên, tôi không phải đợi lâu như bao người đã (và đang), nhưng tôi đã chờ đợi dài hơn mình tưởng – đủ dài để cảm thấy bị tổn thương.

Tuy nhiên, sự chờ đợi ấy có nghĩa là khi ngày cưới đến, mọi thứ sẽ bừng sáng, vững chắc, và rực rỡ hơn bây giờ, giống như mặt trời mọc lên vào buổi sáng báo hiệu một ngày mới. Ngay cả, nếu không bao giờ có được một tấm hình khác của ngày hôm đó, tôi sẽ nhớ đến từng giây phút — đứa bé 10 tuổi kháu khỉnh đi giữa hai hàng ghế, người hướng dẫn đọc Kinh Thánh cất tiếng hát quá sớm, đứng chờ làm lễ lâu hơn dự kiến, nụ cười của nàng khi xuất hiện. Ngay cả, nếu trời mưa xối xả vào ngày hôm đó, khiến mọi người chẳng thấy đường, phá hỏng đồ trang trí, thì cũng cho chúng tôi có một ngày kỷ niệm đáng nhớ thật hạnh phúc.

Chẳng có sự kiện nào sánh bằng ngày đám cưới, và cảm giác vui sướng trong vài giờ đầu của ngày kết hôn — những bước đầu tiên còn e ngại và hạnh phúc của một điệu khiêu vũ sẽ kéo dài suốt đời.

Dầu vậy, thật là buồn khi sự vui sướng trong hôn nhân của chúng ta chỉ là những ký ức của ngày hôm đó? Chuyện gì xảy ra nếu vợ chồng tôi dành hết tháng năm hôn nhân để ngắm nghía hình đám cưới và kể lại những chuyện xảy ra vào mấy giờ đầu hôn nhân ấy? Chuyện gì nếu sự ly kỳ và cuồng nhiệt trong hôn nhân của chúng tôi không bao giờ hạnh phúc bằng lúc làm lễ kết hôn? Chuyện gì nếu sau nhiều năm chờ đợi để được kết hôn, chúng tôi quyết định đám cưới?

Nghe có vẻ vô lý, tôi tự hỏi có bao nhiêu người trong chúng ta đang có mối liên hệ như vậy với thập tự giá. 

Hơn cả bàn thờ

Dường như có vài người yêu mến Chúa Jêsus vì Ngài tha thứ tội lỗi của họ, xóa bỏ tờ khế ước, ban cho họ sự công bình toàn hảo của Ngài — rồi dành cả quãng đời còn lại để thuật lại sự xưng công bình của mình, cứ như đó là những gì thập tự giá đã làm cho họ. Đừng hiểu sai chỗ nầy, thập tự giá là bàn thờ của chúng ta — là trọng tâm, là cốt lõi, là sự kiện vinh hiển, là đòn chí tử cho Sa-tan và đạo quân của hắn, là đỉnh điểm trong lịch sử — nhưng thập tự giá là bàn thờ, chứ không phải hôn nhân.

“Không có sự xưng công bình, chúng ta làm gì có hy vọng, cũng chẳng có sự sống, không hề có tương lai, nhưng sự xưng công bình không phải là sự sống của chúng ta; mà là lối vào sự sống của chúng ta”.

Không có sự xưng công bình, chúng ta làm gì có hy vọng, cũng chẳng có sự sống, không hề có tương lai, nhưng sự xưng công bình không phải là sự sống của chúng ta; mà là lối vào dẫn đến sự sống của chúng ta, là cánh cổng để tới gần rất nhiều sự vinh hiển, là con đường rộng mở vào cánh đồng ân điển bao la. Ở bên nầy của thiên đàng, một vài kho báu vĩ đại nhất trên cánh đồng ấy là: những thay đổi mà Đức Chúa Trời đang hành động ở trong chúng ta để khiến chúng ta trở nên giống như Ngài — đáng chú ý là bề sâu thường có quy trình chậm tiến mà chúng ta gọi là sự nên thánh. “[Đấng Christ] Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ, hầu cho chúng ta là kẻ đã chết về tội lỗi, được sống cho sự công bình” (1 Phi-e-rơ 2:24). Chúng ta có tận hưởng cơ hội được sống trong sự công bình — được nên thánh càng hơn ở trong Đấng Christ chăng?

Sự thánh khiết nầy không chỉ cần thiết và có thể đạt được — không ai vào thiên đàng mà không có sự thánh khiết (Hê-bơ-rơ 12:14) — nhưng sự thánh khiết cũng cho chúng ta được khoái lạc tột cùng và lâu bền nhất. Như J.C. Ryle viết rằng: “Chúng ta hãy quyết ý rằng: cho dù người ta có nói gì đi nữa, thì sự thánh khiết là niềm vui . . . . Thật ra, trên hành trang cuộc đời, những ai “được nên thánh” là những người hạnh phúc nhất trên đất. Họ là những người có sự yên ủi chắc chắn mà thế gian không thể cho hoặc lấy đi được” (Sự thánh khiết, trang 40).

Trả giá đắt để được vào

Sự xưng công bình — là hành động của Đức Chúa Trời xưng kẻ có tội là vô tội — là một hiện thực đầy vinh hiển và quý báu không thể hiểu hết được.

“Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời, bởi Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta” (Rô-ma 5:1). Sự sống và sự chết của Đấng Christ làm cho điều không thể xảy ra trở thành hiện thực — người nào, giống như tôi, đáng lẽ phải ở dưới cơn thịnh nộ lại được báp-tem ở trong sự thương xót bao la. Người nào, giống như tôi, đáng bị xử phạt công bình lại được xóa hết mọi tội.

Sứ đồ Phao-lô nói tiếp rằng: “Đấng đã làm cho chúng ta cậy đức tin vào trong ơn nầy là ơn chúng ta hiện đương đứng vững; và chúng ta khoe mình trong sự trông cậy về vinh hiển Đức Chúa Trời” (Rô-ma 5:2). Vào trong. Nhiều người trong chúng ta sống trong một thế giới tràn ngập các kiểu truy cập — truy cập thông tin, truy cập tài nguyên, truy cập để liên lạc với nhau — chúng ta dường như đánh mất một vinh dự rất quan trọng và lạ lùng đó là được đến gần Đức Chúa Trời.

Mặc kệ sự nhỏ bé và kém cỏi của chúng ta, cho dù chúng ta có phạm tội trước mặt Ngài, coi thường sự hiện diện của Ngài, thì Đức Chúa Trời vẫn không chiến trận nghịch cùng chúng ta, mà còn đối đầu với trận chiến để ban cho chúng ta sự bình an. Ngài không quăng chúng ta vào hồ lửa, mà còn sai Con Ngài vào trong ngọn lửa, hầu cho chính Ngài đón tiếp chúng ta vào trong gia đình của Ngài.

Cắm trại trên đồi Gô-gô-tha

Vinh hiển lớn lao của sự hòa thuận, của lối vào, của sự xưng công bình nầy không thể phóng đại lên được — trừ khi chúng ta biến nó trở thành vinh hiển duy nhất của Phúc âm, trừ khi chúng ta không bao giờ rời khỏi bàn thờ. John Piper viết rằng:

Chúa Jêsus không chịu chết để chúng ta cắm trại trên đồi Gô-gô-tha. Chúa đã chịu chết để khiến cả thế giới — bây giờ và hầu đến — tràn ngập sự thánh khiết của Ngài . . . Chúa đã chịu chết hầu cho chúng ta không bị hóa tro khi đối diện với sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, mà dành cả cõi đời đời để sống bày tỏ vinh hiển ấy bằng niềm vui . . . Vinh hiển của sự xưng công bình phục vụ cho vinh hiển của sự nên thánh đến đời đời. ("Sự xưng công bình là cánh cổng, chứ không phải khu vườn”)

Trong số những vinh hiển của Phúc âm mà chúng ta thường phớt lờ, thì sự nên thánh có lẽ là bị bỏ qua nhiều nhất. Người nào được xưng công bình chỉ bởi ân điển, chỉ nhờ đức tin — không bởi việc làm — có thể khó chịu khi nhắc tới việc làm.

Tuy nhiên, sứ đồ Phao-lô là người được xưng công bình bởi đức tin vĩ đại nhất, đã sống mà không ngừng vui mừng và tấn tới trong sự nên thánh mỗi ngày. Những ngôi sao sáng của sự xưng công bình, được hòa thuận và được vào trong ân điển diệu kỳ ấy không phải là những ngôi sao duy nhất trên bầu trời của ông đâu. Ông ưa thích sự xưng công bình — đám cưới, bàn thờ, lời tuyên bố — nhưng ông cũng muốn nhìn thấy và trải nhiệm càng nhiều hơn về Đấng Christ. Khi ông nói về thập tự giá, ông lại kéo chúng ta, hết lần nầy đến lần khác, trở lại với hôn nhân.

Nào những thế thôi

“Vậy chúng ta đã được xưng công bình bởi đức tin, thì được hòa thuận với Đức Chúa Trời . . . Nào những thế thôi, nhưng chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy” (Rô-ma 5:1-4). Nào những thế thôi — mấy chữ nầy chính là gánh nặng của bài viết. Trong Phúc âm, Đức Chúa Trời không chỉ tha thứ, mà còn đổi mới tâm tánh. Không chỉ xưng công bình, mà còn làm nên thánh. Không chỉ tha tội, mà còn biến đổi. Không chỉ đứng trước bàn thờ, mà còn kết hôn. Đừng giới hạn niềm vui của chúng ta ở trong Chúa Jêsus ở mức độ xoa dịu sự hổ thẹn và mặc cảm về tội lỗi.

Chúng ta thấy những ngôi sao về sự xưng công bình và sự nên thánh lại đi cùng nhau một lần nữa ở trong Tít 3. “Ngài cứu chúng ta, không phải cứu vì việc công bình chúng ta đã làm, nhưng cứ theo lòng thương xót Ngài . . . hầu cho chúng ta nhờ ơn Ngài được xưng công bình, trở nên con kế tự của Ngài trong sự trông cậy của sự sống đời đời” (Tít 3:5-7). Không có việc lành nào chúng ta đã làm có thể khiến Đức Chúa Trời chú ý hoặc can thiệp vào đời sống của chúng ta đâu. Chúa đã cứu chúng ta chỉ bởi đức tin, chỉ bởi ân điển, tùy theo ơn thương xót của Ngài mà thôi. Trong câu tiếp theo, sứ đồ Phao-lô viết rằng: “ta muốn con nói quyết sự đó,” — tội nhân được xưng công bình bởi đức tin, chứ không bởi việc làm — hầu cho những kẻ đã tin Đức Chúa Trời lo chăm chỉ làm việc lành: đó là điều tốt lành và có ích cho mọi người” (Tít 3:8). Chúng ta được xưng công bình chỉ bởi đức tin, chứ không bởi việc làm, hầu cho chúng ta chăm chỉ làm việc lành.

“Chúa Jêsus đã chịu chết để cứu rỗi và làm sạch, để xưng công bình và làm nên thánh”.

Hoặc ông còn viết trong câu Kinh Thánh trước đó là: “[Đức Chúa Jêsus Christ] Đấng liều mình vì chúng ta, để chuộc chúng ta khỏi mọi tội và làm cho sạch, đặng lấy chúng ta làm một dân thuộc riêng về Ngài, là dân có lòng sốt sắng về các việc lành” (Tít 2:14). Chúa đã chịu chết để cứu rỗi làm sạch, để xưng công bình làm nên thánh. Chỉ vui về sự xưng công bình, mà không vui về sự nên thánh, thì đó là Phúc âm nửa vời, thập tự giá nửa vời, Đấng Christ nửa vời. Giống như bất kỳ tiếng nói nào từ lịch sử, sứ đồ Phao-lô đã hết sức rao giảng và truyền dạy về sự xưng công bình chỉ bởi đức tin, nhưng sự xưng công bình không phải đích đến cuối cùng. Nó hướng ông tới điều gì đó. Sứ đồ Phao-lô không dừng lại với niềm vui được xóa sạch mọi tội, mà ông còn mong được kinh nghiệm sự tự do càng hơn khỏi quyền lực của tội lỗi ấy nữa.

Kỳ thực, ông đã đề cao sự thánh khiết được chuộc bằng huyết, được Thánh Linh ban năng quyền, được đầy dẫy ân điển đến nỗi ông có thể vui mừng ngay trong hoạn nạn. “Chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập“. Ông có thể vui mừng trong cảnh tù đày, vui mừng khi bị đánh đập, vui mừng khi bị cướp, vui mừng khi bị đói và túng thiếu, vui mừng khi bị phản bội, vì ông thấy rằng nghịch cảnh sẽ khiến ông trở nên giống với Đấng Christ. Ông biết rằng khi sự chịu khổ gặp phải đức tin, thì ngọn lửa bùng lên và sự tin kính được tinh luyện.

Hôn nhân tô điểm ngày cưới

Tuy nhiên, sự xưng công bình không chỉ dẫn chúng ta vào trong vinh hiển của sự nên thánh; mà trải nghiệm trong sự nên thánh còn dẫn chúng ta đi xa hơn vào trong vinh hiển của sự xưng công bình nữa. Hãy chú ý Rô-ma 5 kết thúc như thế nào: “Chúng ta cũng khoe mình trong hoạn nạn nữa, vì biết rằng hoạn nạn sanh sự nhịn nhục, sự nhịn nhục sanh sự rèn tập, sự rèn tập sanh sự trông cậy” (Rô-ma 5:3-4). Sự trông cậy — nói cách khác, một sự đảm bảo sâu xa và chắc chắn rằng: chúng ta thuộc về Chúa Jêsus và sẽ ở với Ngài đời đời.

Trở nên giống như Đấng Christ là phần thưởng mà chúng ta cần phải đeo đuổi và quý trọng, vì điều nầy sẽ thêm sức cho lòng tin quyết vào sự xưng công bình của chúng ta. Mỗi tiến triển trong sự tin kính là một lời chứng nói rằng: Đức Chúa Trời là Đấng có thật và Ngài đang sống ở trong chúng ta. Sự nên thánh không chỉ ra từ sự trông cậy, mà còn sanh ra sự trông cậy nữa. Cũng giống như một hôn nhân lành mạnh, từ năm này tháng nọ, sẽ làm cho ngày cưới trở nên đẹp đẽ và ý nghĩa hơn.

Vậy, đừng quên ngày cưới, cũng chớ quên hôn nhân. Hãy ngợi khen Đấng Christ mỗi ngày vì sự tha thứ, sự hòa thuận, và được vào trong ân điển diệu kỳ là những món quà không thể hiểu hết được — tức là được Đức Chúa Trời thánh khiết đón nhận cách hoàn toàn nhờ có Đấng Christ — nhưng cũng hãy nài xin Chúa cho chúng ta được kinh nghiệm mọi điều khác nữa về Chúa và những điều Ngài đã chuộc cho chúng ta.

Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.

Chia sẻ với mọi người . . .