23 Th9, 2023

Bệnh trầm cảm phải chiến đấu dữ lắm mới có được ông

William Cowper (1731–1800)
Image
Image

Góc nhìn của Desiring God
Tài liệu Cơ Đốc cho người Việt

Đức Chúa Trời hành động cách mầu nhiệm
để làm ra những kỳ diệu của Ngài;
Chúa không chỉ bước đi trên sóng biển
Ngài còn cưỡi cả trên những ba đào. (Các tác phẩm văn thơ, trang 292)

Vậy, bắt đầu với “Đức Chúa Trời hành động cách mầu nhiệm”, một trong những bài thánh ca cuối cùng mà William Cowper từng viết. Bài thánh ca này xuất hiện trong một tuyển tập “Những bài thánh ca hay nhất” với tiêu đề “Xung đột: Sự sáng chiếu ra từ tối tăm”. Trong nhiều năm qua, bài thánh ca này đã trở nên rất quý giá đối với tôi và nhiều người trong Hội thánh của chúng tôi. Bài thánh ca ấy đã đưa chúng tôi qua lửa hừng.

Trong nhiều năm, một phiên bản của bài thánh ca đã được thêu dệt và treo trong phòng khách của chúng tôi. Một người mẹ trẻ tuổi đã thêu và trao tặng cho chúng tôi, cô ấy đã được bài thánh ca nuôi dưỡng để vượt qua một nỗi buồn lớn. Bài hát thể hiện nền tảng thần học và cuộc sống của tôi rõ rệt đến nỗi tôi rất muốn biết người đàn ông đã sáng tác bài thánh ca này. Tôi cũng muốn biết vì sao tác giả của bài thơ này phải vật lộn với bệnh trầm cảm và tuyệt vọng gần như cả đời. Tôi rất muốn dùng các thuật ngữ đồng điệu với sự điên rồ và bài hát thuộc linh, cùng với tấm lòng của một người mà tôi tin là một Cơ Đốc nhân chân chính.

Sự kiện dẫn tới nhà thương điên

William Cowper ra đời vào năm 1731 và qua đời vào năm 1800. Cha của ông là mục sư của Hội thánh ở trong làng và là một trong những giáo sĩ của Vua George II. Gia đình có sự khá giả nhưng không theo đạo Tin lành, còn William đã lớn lên mà không có mối liên hệ cứu rỗi với Đấng Christ.

Mẹ qua đời khi ông được 6 tuổi, còn cha gửi ông đến Pitman, một trường nội trú ở Bedfordshire. Từ năm 10 tuổi cho đến năm 17 tuổi, ông theo học ở trường Westminster và học tiếng Pháp, tiếng La-tinh và tiếng Hy Lạp giỏi đến nỗi vào những năm cuối đời, tức là 55 năm sau, ông đã dịch tiếng Hy Lạp của Homer và tiếng Pháp của quý bà Guyon.

Trừ khi cánh tay Toàn Năng nâng đỡ tôi, thì tôi nghĩ mình đã chết với lòng biết ơn và sự vui sướng.

Từ năm 1749, ông đã từng là người học việc của một luật sư để sau này hành nghề luật sư. Ít nhất đây là quan điểm từ cha của ông. Ông chưa từng làm việc đó và tấm lòng của ông cũng không thích cuộc sống công khai của một luật sư hoặc một chính khách. Trong mười năm, ông đã xem thường sự nghiệp pháp lý của mình, mà sống một cuộc đời nhàn hạ và tham dự cách tượng trưng vào sự nghiệp được cho là của mình.

Năm 1763, khi được 32 tuổi, ông sắp được bổ nhiệm làm Thư ký Tạp chí ở Quốc hội. Đây là một sự thăng tiến nghề nghiệp tuyệt vời đối với hầu hết những kẻ đã làm cho William Cowper sợ hãi đến nỗi ông bị suy sụp tinh thần hoàn toàn, ba lần tự tử không thành công và được đưa vào nhà thương điên.

Tỉnh dậy ở St. Albans

Thế là vào tháng 12 năm 1763, ông được chuyển đến Nhà thương điên St. Albans, bác sĩ Nathaniel Cotton 58 tuổi chăm sóc các bệnh nhân ở đó. Cotton phần nào là một nhà thơ, nhưng hơn hết cũng nhờ ý định tuyệt vời của Đức Chúa Trời mà ông là một tín đồ đạo Tin Lành, kính mến Đức Chúa Trời và sứ điệp Phúc Âm. Ông đã yêu thương Cowper và liên tục truyền tải hy vọng bất chấp sự van xin của ông ấy, vì sự mặc cảm tội lỗi từ mấy lần tự tử không thành công nên ông tưởng mình đã bị nguyền rủa và không còn hy vọng nữa.

Sáu tháng sau ở nhà thương điên, Cowper tìm thấy quyển Kinh Thánh nằm (không phải ngẫu nhiên) trên một ghế dài, ông đã đọc câu chuyện về Chúa Jêsus khiến La-xa-rơ sống lại từ kẻ chết. Lúc đó, ông “đã thấy sự nhân từ, sự thương xót, sự tốt lành và sự cảm thông quá lớn đối với những người khốn cùng, qua hành động của Cứu Chúa của chúng ta, đến nỗi muốn rơi nước mắt khi tôi nhìn thấy sự mặc khải ấy; ai ngờ được đó lại là lòng thương xót mà Chúa Jêsus đang bày tỏ với tôi” (William Cowper và thế kỷ thứ mười tám, trang 131-32).

Chúng ta hãy thường xuyên nhắc lại sự thương xót của Chúa Jêsus trước mặt những kẻ nản lòng.

Càng ngày ông càng thấy mình không hề bị bỏ rơi. Một lần nữa, ông cảm thấy được dẫn dắt để tìm đến Kinh Thánh. Câu đầu tiên ông thấy “là Đấng Đức Chúa Trời đã lập làm của lễ chuộc tội, bởi đức tin trong huyết Đấng ấy. Ngài đã bày tỏ sự công bình mình như vậy, vì đã bỏ qua các tội phạm trước kia” (Rô-ma 3:25).

Ngay lập tức, tôi có được sức mạnh để tin vào điều đó, những tia sáng mạnh mẽ của Mặt trời Công bình chiếu sáng ở trên tôi. Tôi đã thấy sự chuộc tội trọn vẹn mà Chúa đã làm, sự tha thứ của tôi được đóng ấn ở trong huyết Ngài, cùng tất cả sự đầy đủ và trọn vẹn của sự xưng công bình ở trong Ngài. Trong giây lát, tôi đã tin và tiếp nhận Phúc Âm . . . Trừ khi cánh tay Toàn Năng nâng đỡ tôi, thì tôi nghĩ mình đã chết với lòng biết ơn và sự vui sướng. (William Cowper và thế kỷ thứ mười tám, trang 132)

Ông đã yêu mến St. Albans và Tiến sĩ Cotton đến nỗi ông đã ở lại thêm mười hai tháng nữa sau khi cải đạo. Có thể người ta muốn câu chuyện là một chiến thắng về mặt cảm xúc sau khi ông cải đạo. Nhưng hóa ra không phải như vậy. Còn hơn thế nữa.

Tình bạn với một kẻ từng buôn bán nô lệ

Hai năm sau khi Cowper rời St. Albans, mối quan hệ quan trọng nhất ở trong đời ông bắt đầu – đó là tình bạn của ông với John Newton. Newton là phụ tá cho một Hội thánh ở Olney khi ông gặp Cowper vào năm 1767. Mẹ của ông ta qua đời khi ông được 6 tuổi, giống như Cowper vậy. Nhưng sau khi được gửi đến trường một vài năm, ông đã lênh đênh trên biển cùng với cha của mình, cuối cùng ông đã trở thành một thủy thủ làm nghề buôn bán nô lệ. Ông đã được cải đạo cách mạnh mẽ, Đức Chúa Trời đã kêu gọi ông bước vào chức vụ. Ông đã ở Olney từ năm 1764 cho đến năm 1780.

Chúng ta chủ yếu biết đến Newton với tư cách là tác giả của bài thánh ca “Ân điển lạ lùng”. Nhưng chúng ta cũng nên biết ông là một trong những mục sư khỏe mạnh nhất, hạnh phúc nhất trong thế kỷ thứ 18. Một số người nói rằng các mục sư khác được người dân của họ tôn trọng, còn Newton thì được yêu mến. Trong 13 năm đó, Newton là mục sư, cố vấn và bạn của Cowper. Cowper nói rằng: “Một người bạn chân thành hoặc giàu tình cảm mà không ai có được” (William Cowper và thế kỷ thứ mười tám, trang 192).

Newton thấy Cowper có khuynh hướng u sầu và xa lánh, nên ông đã lôi kéo ông ta vào công tác thăm viếng nhiều nhất có thể. Họ đã cùng nhau đi bộ rất lâu, đến thăm các gia đình, nói về Đức Chúa Trời và ý định của Ngài cho Hội thánh. Sau đó, vào năm 1769, Newton có ý tưởng cộng tác với Cowper để viết một quyển sách về thánh ca đã được Hội thánh của họ cất tiếng hát. Ông nghĩ rằng điều này sẽ tốt cho Cowper phát huy khả năng thơ ca của mình.

‘Giấc mơ định mệnh’

Cuối cùng, Newton đã viết khoảng hai trăm bài thánh ca, còn Cowper đã viết sáu mươi tám bài. Nhưng trước khi Cowper có thể hoàn thành phần của mình, ông đã có một vấn đề mà chính ông gọi là “giấc mơ định mệnh”. Vào tháng 1 năm 1773, mười năm kể từ biến cố khủng khiếp dẫn ông đến nhà thương điên St. Albans. Ông không nói chính xác giấc mơ đó là gì, mà chỉ nói một “lời” đã khiến ông rơi vào tình trạng tuyệt vọng về mặt thuộc linh, một điều đã tác động ông đến nỗi: “Tất cả đã kết thúc; ông đã lạc lối” (William Cowper và thế kỷ thứ mười tám, trang 225).

Một lần nữa, có những nỗ lực tự tử được lặp đi lặp lại, Đức Chúa Trời đều ngăn cản ông hết lần này đến lần khác. Newton đã ở bên cạnh ông trong suốt thời gian ấy, thậm chí hy sinh ít nhất một kỳ nghỉ vì không muốn Cowper ở một mình.

Đức Chúa Trời hành động cách mầu nhiệm; để làm ra những kỳ diệu của Ngài; Chúa không chỉ bước đi trên sóng biển, Ngài còn cưỡi cả trên những ba đào.

Năm 1780, Newton rời Olney đến làm mục sư ở Đường Lombard, Luân Đôn, ông đã phục vụ trong 27 năm tiếp theo. Thật tốt thay vì ông đã không từ bỏ tình bạn của mình với Cowper, mặc dù điều này chắc chắn sẽ rất dễ thực hiện về mặt cảm xúc. Thay vào đó, họ đã có một cuộc trao đổi thư từ nghiêm túc trong hai mươi năm. Cowper trút hết tâm tư của mình cho chẳng ai khác ngoài Newton.

Có lẽ Newton nên ra đi, bởi vì khi ông rời đi, Cowper đã dồn tâm trí vào các dự án thơ ca lớn của mình (từ năm 1780 đến năm 1786), điều này có thể đã ngăn chặn sự cố tiềm ẩn. Nhưng việc này không kéo dài. Năm 1786, Cowper bước vào giai đoạn trầm cảm nặng thứ tư và một lần nữa cố gắng tự tử nhưng không thành công. Ông chuyển từ Olney đến Weston năm đó, sự sa sút kéo dài bắt đầu. Ông đã viết bài thơ cuối cùng của mình vào năm 1799, được gọi là “Kẻ bị ruồng bỏ”, sau đó ông đã qua đời, dường như trong sự tuyệt vọng hoàn toàn, vào năm 1800.

Không tin vào sự trầm cảm

Chúng ta học được gì từ cuộc đời của William Cowper? Bài học đầu tiên là: Hãy củng cố bản thân để chống lại những giờ phút đen tối của sự trầm cảm bằng cách nuôi dưỡng trạng thái không tin vào sự tuyệt vọng. Sự tuyệt vọng không ngừng xuất hiện trong sự bi quan của ông. Nhưng ngay cả Cowper cũng không nhất quán trong các bức thư và bài thơ của mình. Vài năm sau những lời tuyên bố tuyệt đối của ông về việc bị cắt đứt khỏi Đức Chúa Trời, ông lại cho thấy một vài hy vọng. Sự chắc chắn của ông không phải là sự đảm bảo. Vì vậy, vấn đề luôn là lời dối trá của sự tối tăm. Bây giờ, trong khi chúng ta vẫn còn sự sáng, hãy nuôi dưỡng trạng thái không tin vào sự tuyệt vọng.

Thứ hai, xin Chúa dấy lên nhiều người như John Newton giữa vòng chúng ta, vì sự vui mừng của Hội thánh và sự sống còn của những William Cowper ở giữa chúng ta. Newton vẫn là mục sư và bạn của Cowper trong suốt quãng đời còn lại của mình, viết lách và thăm viếng hết lần này đến lần khác. Ông không mất hy vọng về sự tuyệt vọng. Sau một lần thăm viếng vào năm 1788, Cowper đã viết rằng,

Tôi đã tìm được sự an ủi từ lần thăm viếng của ông, làm cho tất cả cuộc nói chuyện của chúng ta, một phần được khôi phục. Tôi vốn biết rõ ông là người chăn chiên đã được sai đến để dẫn tôi ra khỏi đồng vắng đến đồng cỏ xanh tươi mà Người chăn hiền lành đang chăn giữ bầy chiên của Ngài, tôi vẫn thấy tình bạn của chúng ta giống như mọi khi. Nhưng có một điều vẫn còn thiếu, đó là mão miện cao quý. Tôi sẽ tìm thấy nó vào thời điểm của Chúa, nếu nó không bị mất mãi mãi. (William Cowper và thế kỷ thứ mười tám, trang 132)

Đó không phải là sự tuyệt vọng hoàn toàn. Lý do không phải là vì người chăn hiền lành đã đến gần một lần nữa. Đó là những lúc Cowper có một tia hy vọng.

Cất tiếng hát Phúc Âm cho người điếc

Một bài học cuối cùng, hết sức quan trọng đó là: Chúng ta hãy thường xuyên nhắc lại sự thương xót của Chúa Jêsus trước mặt những kẻ nản lòng. Chúng ta phải hướng họ về với huyết của Chúa Jêsus thật nhiều lần. Hai điều này đã đưa Cowper đến với đức tin vào năm 1764. Hãy nhớ lại cách ông nói về Giăng 11 rằng ông “đã thấy sự nhân từ, sự thương xót, sự tốt lành và sự cảm thông quá lớn đối với những người khốn cùng, qua hành động của Cứu Chúa của chúng ta, đến nỗi tôi gần như rơi nước mắt”. Hãy nhớ vào ngày tỉnh thức của mình, ông đã nói rằng: “Tôi đã thấy sự chuộc tội trọn vẹn mà Chúa đã làm, sự tha thứ của ông được đóng ấn ở trong huyết Ngài, cùng tất cả sự đầy đủ và trọn vẹn của sự xưng công bình ở trong Ngài”.

Trong bài thánh ca nổi tiếng nhất của Cowper, ông đã hát như thế này – quý báu thay là huyết của Đấng Christ đã đổ ra vì tội nhân đáng chết này.

Có một suối nước đỏ như dòng huyết
Đổ ra từ tĩnh mạch của Em-ma-nu-ên;
Tội nhân hãy đắm mình trong dòng huyết,
Mọi nhơ nhuốc tội lỗi đều phai mờ.

Tên cướp đã thấy rõ trước khi chết
Suối huyết tuôn trong ngày cuối đời mình;
Nay tôi cũng, hèn hạ khác gì hắn,
được sạch trơn hết tội lỗi tôi rồi.

Lạy Chiên Con, dòng huyết báu của Ngài
Sẽ không hề mất quyền phép vô song;
đến khi chuộc Hội thánh của Đức Chúa Trời
Khỏi tội lỗi, được cứu rỗi đời đời.

Bởi đức tin tôi thấy dòng huyết đó
Nhờ vết thương của Ngài đã làm cho,
Tình yêu cứu rỗi là đời tôi đấy,
Mãi thế thôi đến khi biến thành tro. (Các tác phẩm văn thơ, trang 280)

Đừng để lòng thương xót của chúng ta phụ thuộc vào kết quả nhanh chóng. Chúng ta không thể thuyết phục người ta rằng họ không phải là tội nhân nếu họ hoàn toàn bị thuyết phục như vậy. Họ sẽ nói với chúng ta là bị điếc. Chẳng sao cả. Hãy tiếp tục đắm mình trong “sự nhân từ, sự thương xót, sự tốt lành và sự cảm thông” của Chúa Jêsus, “sự chuộc tội trọn vẹn” và “sự đầy đủ và sự trọn vẹn của sự xưng công bình ở trong [Đấng Christ]”.

Đúng vậy, người ta có thể nói tất cả thật là tuyệt vời, nhưng họ không thuộc về Ngài. Về điều này, chúng ta nói rằng: “Hãy tra xét những suy nghĩ tuyệt vọng của mình. Nếu chúng ta không có khả năng tin vào tình yêu của Đức Chúa Trời dành cho mình, thì đừng giả vờ có niềm tin chắc chắn như vậy vào sự đoán phạt của chúng ta. Chúng ta không cần biết điều này. Thay vào đó, phần của chúng ta là lắng nghe Chúa Jêsus”. Sau đó, tiếp tục nói với họ về sự vinh hiển của Đấng Christ và sự hy sinh trọn vẹn của Ngài vì tội lỗi. Hãy cầu nguyện để vào thời điểm của Chúa, những lẽ thật này vẫn còn sức mạnh mà đánh thức hy vọng và tạo ra thần trí của sự làm con nuôi.

Chúng ta có lý do chính đáng để hy vọng rằng nếu chúng ta làm cho tình yêu cứu rỗi trở thành chủ đề chính cho cuộc đời mình đến khi tàn tro, nếu chúng ta bắt chước tình yêu thương và sự kiên nhẫn của John Newton ở trong tâm hồn và Hội thánh của mình, thì những William Cowpers ở giữa chúng ta sẽ không bị trao cho kẻ thù nữa đâu.

Desiring God bắt đầu từ khi John Piper giao lại toàn bộ mục vụ ghi âm cho Jon Bloom là trợ lý của ông. Từ những băng ghi âm và sách vở, mà mục vụ Desiring God đã phát triển thành một mục vụ trực tuyến quốc tế với hơn 14,000 tài liệu miễn phí và hơn 3,5 triệu lượt truy cập mỗi tháng. Hiện nay, John Piper đang giữ vai trò là giáo sư điều hành mục vụ này.

Chia sẻ với mọi người . . .